1. Gà luộc 

Món ăn ngày Tết miền Nam không bao giờ thiếu hình ảnh gà luộc trên mâm cổ. Vì sao luôn là gà luộc mà không phải món ăn khác? Đầu tiên nó là món ăn dễ tìm mua và dễ làm. Món ăn này không yêu cầu phải chế biến quá cầu kì nhưng khi bày lên mâm cỗ lại trông rất đẹp mắt. Lí do thứ hai đó là trong 12 con giáp, gà biểu hiện cho sự cương trực và khí chất mạnh mẽ. Chính vì thế mà món gà luộc luôn được người dân miền Nam ưu ái đặt trong mâm cỗ vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán.

1.1. Cách làm gà luộc đơn giản chuẩn vị món ăn ngày Tết miền Nam

Tham khảo cách thực hiện ngay dưới đây

  • Bước 1: Đầu tiên bước chọn mua gà rất quan trọng. Bạn nên chọn mua gà sống, khỏe, có bộ lông mượt và sáng.
  • Bước 2: Sau khi làm sạch thì cho gà vào luộc. Để gà luộc được thơm ngon và vàng óng bạn nên cho gà vào nước lạnh để luộc ngay từ đầu. Cách làm này còn giúp gà không bị bong tróc da so với chờ nước sôi mới bỏ gà vào luộc.
  • Bước 3: Luộc khoảng 10 phút bạn nhớ dùng tăm để thử, nếu không còn nước đỏ chảy ra thì gà đã chín. Sau đó có thể bày gà ra đĩa. Đồng thời, trang trí xung quanh đĩa gà thêm hoa được tỉa hoa từ cà rốt hoặc cà chua để làm cho món gà luộc thêm phần đẹp và bắt mắt hơn.
nguyên liệu để là món gà - món ăn ngày tết miền nam
Nguyên liệu để làm món gà luộc chuẩn bị.  Nguồn: Internet

Gà luộc ngày tết miền nam
Món gà luộc được trang trí bắt măt.  Nguồn: Internet

1.2. Cách thưởng thức

Gà sau khi luộc bạn có thể xé thịt để làm gỏi trọn, ăn kèm với rau sẽ rất ngon. Hoặc đơn giản chỉ cần chặt gà thành từng miếng nhỏ rồi chấm với nước mắm cay chua ngọt là chuẩn vị rồi. Bên cạnh đó, bạn cũng thử ăn kèm gà với xôi để cảm nhận vị ngon đậm đà hơn nhé!

gà luộc kèm với nước chấm
Thưởng thức món gà luộc.  Nguồn: Internet

2. Món ăn ngày Tết miền Nam với bánh tét 

Nhắc đến Tết không thể bỏ qua món bánh tét. Đây là món ăn mang đậm nét đặc trưng của người Nam Bộ. Cứ vào mỗi dịp cuối năm, khoảng Rằm tháng Chạp thì người dân lại cùng nhau sum họp chuẩn bị nguyên liệu để làm ra những miếng bánh tét thơm ngon, béo ngậy.

bánh tét lá cẩm
Bánh tét lá cẩm   Nguồn: Internet

2.1. Cách làm bánh tét 

Có thể nói bánh tét là món ăn đòi hỏi sự chuẩn bị khá công phu và tốn thời gian. Để có nồi bánh tét thơm ngon, chúng ta phải chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu gói và nấu bánh. 

Người dân thường hay dùng lá chuối (lá dong) để gói bánh. Vỏ bánh được làm từ nếp trắng, tuy nhiên ở một số địa phương, người dân còn cho nếp ngâm với lá cẩm để vỏ bánh có màu tím trông thật bắt mắt. Nhân bánh được làm từ thịt ba chỉ, đậu xanh, đậu đen, dừa,… tùy thuộc vào từng loại bánh. Sau đó, bánh được đem đi nấu chín. Thời gian để bánh chín là từ 10 đến 12 tiếng đồng hồ. 

Món ăn ngày Tết miền Nam - bánh tét
Cách làm bánh tét  Nguồn: Internet

2.2. Cách thưởng thức 

Bánh được nấu chín rồi đem ra cắt thành từng lát mỏng. Bạn có thể ăn bánh tét kèm với cải muối hoặc củ kiệu để tăng thêm độ thơm ngon nhé! Ngoài ra, bạn cũng nên thử làm món bánh tét chiên giòn ăn cùng tương ớt để thay đổi vị giác cho đỡ ngán.

banh tet duoc trung bay ra dia - mon an ngay tet
Bánh tét được ăn kèm với cải muối  Nguồn: Internet

3. Thịt kho tàu 

Món ăn ngày tết miền Nam càng thêm phong phú và hấp dẫn khi có món thịt kho tàu. Với khẩu vị của người miền Nam là ăn mặn, béo thì món thịt kho tàu là sự lựa chọn thật hoàn hảo trong mâm cơm ngày Tết. 

Món thịt kho tàu vàng ươm được bày ra dĩa
Thịt kho tàu thơm ngon béo ngậy    Nguồn: Internet

3.1. Cách làm món thịt kho tàu

Muốn làm món thịt kho tàu thơm ngon, đậm đà bạn nên chuẩn bị khâu lựa chọn nguyên liệu để nấu thật kỹ lưỡng. Với cách làm đơn giản ngay tại nhà như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu gồm có thịt ba chỉ, trứng vit và nước dừa tươi.
  • Bước 2: Sau khi sơ chế nguyên liệu bạn cho thịt, trứng và nước dừa vào kho sao cho thịt và trứng chuyển sang màu vàng ươm bắt mắt. Hạ nhỏ lửa để chúng săn lại và thấm đều nước dừa béo ngậy là được. Món thịt càng kho, càng thấm, càng thơm ngon và hấp dẫn.
Cách làm thịt kho tàu - món ăn ngày tết Nam bộ
Nguyên liệu làm thịt kho tàu  Nguồn: internet

3.2. Cách thưởng thức 

Muốn thưởng thức món thịt kho trọn vẹn, bạn nên dùng thịt kho chung với cơm, bánh tráng hoặc dùng kèm với củ kiệu thì thật tuyệt vời. Đừng buồn khi sau Tết cân nặng mình tăng lên nhờ món ăn này bạn nhé!

thit kho tau an voi com - mon an nam bo
Thưởng thức thịt kho tàu cùng với cơm trắng  Nguồn: Internet

4. Canh khổ qua

Theo như quan niệm của dân gian, đầu năm mới ăn canh khổ qua sẽ xua được những điều không may mắn, xui xẻo của năm cũ. Đồng thời còn giúp cho gia chủ thêm nhiều may mắn và làm ăn phát đạt vào dịp năm mới.

Canh khổ qua - món ăn ngày tết Nam Bộ
Canh khổ qua ngày Tết  Nguồn: internet

4.1. Cách nấu canh khổ qua chuẩn vị miền Nam

Món canh khổ qua được chế biến khá đơn giản với những bước dưới đây

  • Bước 1: Chuẩn bị các đầy đủ các nguyên liệu. Để làm món này ngon hoàn hảo bạn nên chọn những quả khổ qua có màu xanh bắt mắt, tươi tắn.
  • Bước 2: Nhân thịt nên được băm nhuyễn, kết hợp với gia vị như đường, tiêu, ớt để mùi vị thêm đậm vị.
  • Bước 3: Khi nấu, bạn không nên để sôi quá lâu, vì như thế sẽ làm cho khổ qua ra nước đắng và nhũn. Chỉ cần để lửa vừa, riu riu cho canh sôi là bắt bếp xuống ngay.
cách nấu canh khổ qua - món ăn ngon
Các bước nấu canh khổ qua  Nguồn: Internet

4.2. Cách thưởng thức

Canh khổ qua ngon nhất khi dùng chung với cơm trắng. Món canh này được người dân miền Nam thích không những vì ý nghĩa của nó mà còn vì chất dinh dưỡng của món ăn đem lại. Canh khổ qua giúp giải nhiệt, tiêu mỡ và chống ngán. Nhất là trong những ngày tết, đâu đâu cũng là thịt và thịt. 

canh khổ qua với cơm trắng - món ăn tết
Canh khổ qua ăn kèm với cơm trắng  Nguồn: Internet

5. Củ kiệu dầm nước mắm 

Nói đến món ăn ngày tết miền Nam ta không thể bỏ qua món củ kiệu dầm nước mắm. Chỉ cần nhìn thấy lọ kiệu dầm thôi là cảm giác không khí Tết đang đến rất gần. 

5.1. Cách làm món kiệu dầm đậm đà vị Tết Nam bộ

Cách ngâm củ kiệu

  • Bước 1: Củ kiệu sau khi mua về được chế biến kĩ, đem đi phơi cho ráo nước
  • Bước 2: Đem kiệu phơi khô ngâm với nước mắm nhĩ. Sau từ 1 – 2 tuần là có thể dùng được. Khi đó nước mắm thấm vào củ kiệu. Ăn vào ta sẽ có vị nồng nhẹ và giòn rụm của kiệu, vị mặn và thơm của nước mắm.
Cách làm củ kiệu - món ăn ngon miền Nam
Các công đoạn làm món kiệu dầm mắm  Nguồn: internet

5.2. Cách thưởng thức

Để thưởng thức món kiệu dầm một cách trọn vẹn trong ngày Tết, bạn nên ăn kèm chúng với một số món khác như thịt, cá hay bánh tét,… Hương vị thơm ngon từ kiệu dễ dàng kết hợp với các món ăn chính trong mâm cơm, làm cho người ăn vào cứ như tan chảy trong miệng. Không những ngon mà củ kiệu còn có công dụng rất tốt đối với sức khỏe. Nó góp phần thúc đẩy hệ tiêu hóa được diễn ra nhanh chóng. Chính vì lẽ đó, mà món ăn này khá được lòng người dùng mỗi dịp Tết đến Xuân về.

Củ kiệu ăn kèm với bánh tét - món ăn ngày tết miền Nam
Củ kiệu dầm mắm ăn kèm với bánh tét  Nguồn: internet

6. Cuốn chả giò 

Nếu như miền Bắc có món nem rán thì miền Nam sẽ có món chả giò rán. Món ăn ngày Tết này rất phổ biến và được người dân khắp các vùng miền yêu thích. Chả giò bên ngoài giòn tan, bên trong thơm lừng và béo ngậy nhờ các nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Thật thiếu sót nếu trong mâm cỗ ngày Tết vắng đi món ăn vô cùng hấp dẫn này.

6.1. Cách làm món cuốn chả giò 

Cách thực hiện món bánh cuốn chả giò giòn thơm

  • Bước 1: Đầu tiên làm nhân cuốn từ thịt heo, mộc nhĩ, củ hành và các gia vị chính như đường, tiêu, ớt,…
  • Bước 2: Tiếp theo đến vỏ bánh được làm từ bánh tráng chuyên dùng cho cuốn chả giò. Khâu chọn bánh tráng rất quan trọng, nếu như chọn đúng loại bánh tráng ngon, khi chiên chả giò sẽ giòn rụm và vàng đều mều trông rất bắt mắt. 

Có một lưu ý đặc biệt khi làm món này mà ít người biết đến. Đó là ở phần nhân chúng ta nên cho thêm một ít tôm vào để làm tăng thêm độ dẻo và ngọt của cuốn. Không những thế, khi chiên chả giò ta nên chiên qua 2 lần dầu. Lần chiên đầu tiên để cho cuốn được chín đều. Khi ăn hoặc chuẩn bị mâm cỗ ta chiên lại lần 2 là được. Khi ấy cuốn sẽ thật giòn rụm và vàng đều mều trông rất đẹp mắt. 

Cách làm chả giò
Cách làm chả giò  Nguồn: Internet

6.2. Cách thưởng thức

Thưởng thức món ăn ngon này một cách trọn vẹn chỉ khi bạn pha chén nước chấm thật sự đậm đà. Tùy thuộc vào sở thích của từng người mà có cách pha nước chấm khác nhau. Tuy nhiên, nước chấm không nên quá mặn để tránh làm mất vị ngon của cuốn. Bên cạnh đó khi ăn bạn nên kết hợp ăn kèm chả giò với các loại rau sống như xà lách, diếp cá,…để tăng phần thơm ngon. Đặc biệt là tránh gây cảm giác ngán cho người dùng. Đừng bỏ lỡ món này vào dịp sum họp gia đình ngày tết bạn nhé!

Chả giò được trưng bày ra dĩa - món ăn ngày tết miền Nam
Món ngon chả giò trong Tết Nam bộ  Nguồn: Internet

7. Món ăn ngày Tết miền Nam không thể thiếu giò lụa

Dịp Tết Nguyên Đán đến gần gợi nhiều người nghĩ đến hình ảnh của những đòn chả lụa được gói trong lá chuối xanh bắt mắt. Dạo một vòng những khu chợ truyền thống ngày tết, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy thú vị khi người người, nhà nhà đem chả giò ra chợ để bán và trưng bày. Các sạp bán giả giò thường rất đông khách. Bởi lẽ ngoài việc phục vụ cho ăn uống thì chả giò là sự lựa chọn số 1 của người dân khi làm mâm cỗ cúng Tết. 

7.1. Cách làm món giò lụa 

Giò lụa là món ăn không thể thiếu trong dịp tết. Đây là món ăn được thực hiện khá kỳ công. Nguyên liệu chính để làm món ăn này là thịt lợn và các loại gia vị chính như tiêu, đường, muối,… Hãy cùng theo dõi các bước thực hiện món ăn này.

  • Bước 1: Để món giò lụa được thơm ngon, bạn nên chọn thịt heo tươi và đem đi xay nhuyễn với các loại gia vị trên.
  • Bước 2: Giò lụa được bọc bằng lá chuối và nhựa (để chống thấm nước). Sau khi gói xong đem hấp chả khoảng 30 phút là chín. Muốn biết được giò đã chín hay chưa, bạn thử chọc 1 cây tăm nhỏ vào khoanh giò. Nếu tăm còn dính thịt hoặc có nước tiết ra tức là giò chưa chín.
cách làm giò lụa - món ăn ngày tết miền nam
Hướng dẫn cách làm giò lụa  Nguồn: Internnet

7.2. Cách thưởng thức

Chả giò có thể được hấp, chiên hoặc ăn kèm với dưa muối đều rất ngon miệng. Khi thưởng thức ta có thể ăn kèm giò lụa với dưa muối, củ kiệu muối đều rất thơm ngon và đậm đà. Chính vì lẽ trên mà món chả giò lụa được người miền Nam rất ưa chuộng. Họ luôn chuẩn bị sẵn những đòn chả giò trong tủ lạnh vào dịp Tết để làm mâm cỗ và thưởng thức bên gia đình, bạn bè.

giò lụa - món ăn ngày tết miền nam
Món ngon giò lụa trong dịp Tết  Nguồn: Internet

8. Lạp xưởng 

Lạp xưởng là món ngon và chế biến nhanh. Vào ngày Tết nhiều người thường mua lạp xưởng để dành chuẩn bị cho những mâm cỗ ngày Tết. Đặc biệt, người dân ở các tỉnh miền Tây như Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang,… rất ưa chuộng món ăn này. Đối với họ lạp xưởng không chỉ là món ăn ngon trong bữa cơm gia đình ngày Tết mà nó còn là món quà biếu có giá trị cho người thân và bạn bè của mình.

8.1. Cách làm món ăn lạp xưởng đậm đà hương vị Tết miền Nam

Cách làm món lạp xưởng thơm ngon ngày Tết

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu chính gồm có thịt heo và các gia vị.
  • Bước 2: Thịt heo nên được chọn phần thịt thăn và thịt đùi để thịt săn chắc. Đầu tiên cho thịt vào xay nhuyễn với gia vị. Sau đó đem bỏ vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tiếng đồng hồ cho thấm gia vị.
  • Bước 3: Thịt sau khi chế biến sẽ được nhồi vào ruột heo khô, để việc nhồi được diễn ra thuận lợi bạn nên dùng phễu để hỗ trợ. 
  • Bước 4: Sau khi nhồi thịt xong bạn đem lạp xưởng đi luộc, để ráo rước và đem phơi khô ở ngoài nắng. Như vậy là bạn đã thực hiện xong món lạp xưởng để chuẩn bị cho mâm cỗ ngày Tết rồi đấy!
cách làm lạp xưởng - món ăn ngày tết miền nam
Công đoạn Chuẩn bị làm món lạp xưởng Nguồn: Internet

8.2. Cách thưởng thức

Với lạp xưởng bạn có thể chế biến thành nhiều cách khác nhau như hấp, chiên giòn hoặc nướng tùy vào sở thích của mỗi người. Ngoài ra, bạn cũng thử ăn kèm lạp xưởng với cơm trắng, bánh mì. Hoặc cắt nhỏ thành hạt lựu để làm món cơm chiên dương châu đều rất ngon và lạ miệng.

Lạp xưởng được trang trí bắt mắt - món ăn ngày tết
Lạp xưởng hấp  Nguồn: Internet

9. Mứt dừa 

Mứt dừa là món ăn khá phổ biến của người miền Nam. Mỗi dịp tết cận kề, các thành viên trong gia đình thường nhau sum họp và chuẩn bị nguyên liệu để làm mứt thay vì đi mua ngoài. Vì món ăn này tương đối là dễ làm.

Mứt dừa - món ăn dân dã
Mứt dừa thập cẩm lạ mắt  Nguồn: Internet

9.1. Cách làm mứt dừa trong dịp Tết nguyên đán ở Nam bộ

Nguyên liệu để làm mứt gồm có dừa, đường và các phụ gia cần thiết. Để mứt thơm ngon ta nên chọn những quả dừa vừa già tới để làm. Đồng thời, để món ăn thêm phần hấp dẫn và bắt mắt, người dân còn sáng tạo thêm nhiều màu sắc cho dừa. Họ đem dừa đi ngâm vào các loại nước ép có màu như: cà rốt, sâm dứa, lá cẩm, sữa tươi,…nom thật vui mắt. 

  • Bước 1:Đầu tiên, đem vừa thái thành sợi mỏng và luộc chín. Sau đó vớt ra để ráo nước
  • Bước 2: Trộn phần dừa với đường ngâm khoảng hai tiếng. Tiếp đến là bắt lên bếp để sên lại làm thành mứt.

Chú ý: khi sên ta không nên để lửa quá lớn, để lửa riu riu cho đường thấm đều vào dừa. để món ăn thêm hoàn hảo và đẹp mắt.

Cách làm mứt tết - món ăn dẫn dã tết nguyên đán nam bộ
Nguyên liệu làm mứt dừa Nguồn: Internet

9.2. Cách thưởng thức

Món mứt dừa đã trở nên quá quen thuộc đối với người dân miền Nam vào dịp Tết đến Xuân về. Khi thưởng thức món này cùng với gia đình, ta nên chuẩn bị thêm một ấm trà thơm để vừa ăn mứt vừa uống trà, vừa hàn huyên tâm sự cùng nhau vào dịp đầu năm. 

mứt dừa và uống trà - món ăn ngày tết miền nam
Thưởng thức món mứt dừa cùng trà Nguồn: Internet

Nếu có thời gian hãy cùng với các thành viên trong gia đình cùng nhau chuẩn bị món mứt thơm ngon này vào dịp Tết đến bạn nhé. Chắc chắn bạn cảm thấy thú vị và thích thú lắm đây!

Món ăn ngày Tết miền Nam gợi cho những người con xa hương thêm nhớ nhà. Trên đây là tập hợp top 9 món ngon thường xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết của người dân Nam bộ. Mỗi một món ăn đều mang một hương vị riêng, mang đậm dấu ấn vùng miền sâu sắc!

Na Na tổng hợp