1. Món thịt heo ngâm mắm
Món ăn ngày Tết miền Trung đầu tiên không thể không nhắc đến chính là món thịt heo ngâm nước mắm. Món này cũng có tên gọi khác là thịt heo rộng mắm, những miếng thịt ngon nhất của heo được chọn lựa và ngâm cùng nước mắm loại 1. Thịt heo ngâm nước mắm thường có vị ngọt mặn đặc trưng, thấm vị và dùng rất thơm ngon. Người miền Trung thường ăn thịt heo ngâm nước mắm kèm với bánh tráng, rau sống và dưa leo. Đây là món ăn rất khó quên đối với những vị khách lần đầu tìm hiểu văn hóa Miền Trung.
Khâu nguyên liệu đầu tiên cần chuẩn bị đầy đủ như sau:
- Thịt heo ba rọi, nạc vai hay thịt đùi đều được
- Nước mắm loại ngon
- Đường
- Các loại gia vị
Cách thực hiện món ăn ngày Tết miền Trung thịt heo ngâm nước mắm
- Bước 1: Thịt heo chọn loại thịt 3 rọi, thịt nạc đùi có cả nạc và mỡ. Sau đó cắt thành các miếng dài và rửa sạch với muối. Buộc thịt heo chắc bằng dây lạc hoặc chỉ để thịt sau khi luộc chính sẽ thành một khối chắc chắn. Luộc thịt heo cho đến khi thịt chín hẳn thì vớt ra và để nguội
- Bước 2: Chuẩn bị mắm loại ngon và đường cát trắng với công thức 1 chén nước mắm cho 1 chén đường. Đun sôi hỗn hợp đường và mắm, khuấy đều cho đến khi đường tan hết thì tắt bếp và để nguội.
- Bước 3: Xếp thịt đã được luộc chín vào trong lọ, hộp nhựa ngăn ngắn. Cho nước mắm đường vào ngập hết phần thịt rồi đậy nắp chặt lại. Sau 2 – 3 ngày thì đã có thể sử dụng món thịt ngâm nước mắm
Cách làm món thịt heo ngâm nước mắm – Ảnh: internet
2. Bánh Tét
Nếu như ở miền Bắc có món bánh chưng truyền thống trên bàn thờ tổ tiên mỗi dịp Tết đến Xuân về thì ở Miền Trung có món bánh tét. Loại bánh này có hình dáng dài, tròn được gói bằng lá chuối và dây lạc. Chắc hẳn hình ảnh cả gia đình cùng ngồi gói bánh tét hay cùng thức trông nồi bánh đêm 30 Tết sẽ luôn là những ký ức đẹp mà bất cứ người con miền Trung nào khi nhớ đến cũng đều cảm thấy bồi hồi.
Nguyên liệu nấu bánh tét
- Gạo nếp cái hoa vàng, chọn loại gạo ngon, thơm và dẻo mềm
- Đậu xanh đã được làm sạch vỏ
- Thịt ba rọi
- Lạt tre
- Lá chuối, chọn lá chuối to, dài, không bị rách
- Các loại gia vị cần thiết như muối, hạt nêm, tỏi, hành khô
Các bước thực hiện món bánh tét
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạo nếp vo sạch, ngâm qua đêm để gạo nở đều. Sau đó vo thêm lần nữa rồi để ráo nước. Đậu xanh cũng làm tương tự như gạo nếp, vo sạch rồi để ráo.
- Thịt ba rọi lựa thịt ngon, thịt tươi và có cả nạc mỡ. Sau khi mua về làm sạch thịt với nước muối, cắt thành những miếng dài và không quá dày. Ướp thịt ba rọi với muối, tiêu, hạt nêm, hành khô và tỏi để thấm đều gia vị
- Phơi khô lá chuối, lạt tre hoặc hơ trên bếp than để lá và lạt mềm hơn. Lúc gói bánh lá không bị gãy hay rách.
Bước 2: Gói bánh
- Xếp hai miếng lá chuối cạnh nhau và thêm một miếng lá chuối lên trên
- Cho gạo nếp lên chính giữa miếng lá chuối và trải mỏng lớp gạo dọc theo chiều dài. Sau đó làm tương tự như vậy với đậu xanh. Tiếp theo đặt thịt heo lên rồi phủ tiếp một lớp đậu xanh và gạo nếp. Lưu ý gạo nếp phải phủ đều và kín phần đậu, nhân thịt bên trong.
- Gói lớp lá chuối ở giữa để cố định được hình dáng của phần gạo. Tiếp tục gói chặt thêm lớp lá bên ngoài và gập hai phần mép để thành một chiếc bánh tét hoàn chỉnh. Buộc dây lạt cố định bánh theo chiều dọc và chiều ngang để bánh được đẹp, không bị bung khi luộc bánh
Bước 3: Luộc bánh tét
- Xếp lần lượt từng chiếc bánh tét vào nồi luộc bánh đã được chuẩn bị sẵn. Đảm bảo giữa những đòn bánh tét có không gian trống để bánh được chín đều.
- Đổ nước ngập bánh và luộc trên lửa to, sôi liên tục từ 7 đến 9 tiếng đồng hồ để các bánh chín
Lưu ý: khi luộc bánh cứ cách khoảng 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng lại trở bánh để bánh Tét chính xanh đẹp mắt và thơm mềm. Thường xuyên châm nước để nồi không bị cạn trong suốt quá trình luộc nhằm tránh tình trạng bánh bị cháy, khét
3. Dưa món và củ kiệu
Dưa món củ kiệu là món ăn kèm hấp dẫn và độc đáo chỉ có riêng ở ẩm thực vùng đất miền Trung những ngày Tết. Những nguyên liệu tưởng chừng như thật đơn giản, thân thiết với mỗi người qua bàn tay biến tấu lại trở nên thật ngon miệng và khó quên. Dưa món củ kiệu thường được ăn kèm với món bánh Tét, là bộ đôi không thể thiếu trong các món ăn ngày Tết miền Trung.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 2 Củ cà rốt
- Nửa quả đu đủ xanh, không sử dụng đu đủ chín hay vừa chín tới vì sẽ mất đi độ giòn
- Củ kiệu
- 2 chén nước mắm ngon, loại 1
- Đường cát trắng
- Các loại gia vị
Các bước thực hiện món dưa món củ kiệu
- Đu đủ và cà rốt làm sạch vỏ, rửa sạch và cắt thành những lát mỏng. Với cà rốt, cắt thành những khoanh tròn, đu đủ chia làm 4 và cũng cắt mỏng.
- Củ kiệu ngâm với nước tro để làm sạch và giảm bớt độ hăng. Sau một ngày thì vớt ra và cắt bỏ đi phần rễ và lá
- Phơi đu đủ, cà rốt và củ kiệu một nắng cho đến khi chúng héo lại. Nếu thời tiết mưa hay khô lạnh, bạn có thể sử dụng lò sấy, sấy củ quả này trong vòng 30 phút là được.
- Các loại củ quả sau khi phơi héo xong trộn với đường để thấm đều vị ngọt. Hòa đường và nước mắm đun sôi với nhiệt độ thích hợp cho đến khi đường hòa tan hết thì tắt bếp.
- Cho hỗn hợp các loại củ quả vào lọ rồi đổ nước mắm đường vào ngập bề mặt, dùng đũa đè chặt chúng để không bị nổi lên trên.
- Để lọ dưa món, củ kiệu tại nơi khô ráo, thoáng mát. Sau 5 -6 ngày là bạn đã có thể dùng được.
4. Món ăn ngày Tết miền Trung với thịt heo hầm măng khô
Nhắc đến món ăn ngày Tết ở miền Trung mà không nhắc đến món Thịt heo hầm măng khô thì thật là một thiếu xót rất lớn. Đây là món ăn rất phổ biến và xuất hiện trong những bữa cơm ngày Tết, chiêu đãi khách của người dân nơi đây. Miếng thịt heo được hầm thơm và cực mềm, khiến bạn có cảm giác như chúng đan “tan” trong miệng vậy. Kèm một miếng măng khô, mộc nghĩ thì không còn điều gì có thể so sánh bằng nữa.
Các nguyên liệu chuẩn bị cho món thịt heo hầm măng khô
- Thịt heo ba rọi, thịt nạc vai hay chân giò đều được
- Măng khô
- Mộc nhĩ
- Đậu động
- Gia vị, hành khô, hành lá
Các bước thực hiện
- Thịt heo chọn loại thịt ngon và tươi, rửa sạch với nước muối và cắt thành các phần to khoảng 3 cm, ướp với gia vị. Dùng dây lạt hoặc sợi chỉ buộc chặt để thịt không bị nát khi hầm thời gian dài.
- Măng khô và mộc nhĩ, đậu phộng ngâm trong nước đến khi mềm thì vớt ra. Măng khô xé thành các sợi vừa ăn, mộc nhĩ cắt bỏ chân, cắt làm đôi hoặc làm 3. Với miếng mộc nhĩ nhỏ thì để nguyên
- Cho thịt heo đã được ướp gia vị vào nổi, đổ ngập nước và bắt đầu hầm, thường xuyên hớt bọt để nước hầm thịt trong. Bạn nhớ đập một vài củ hành khô cho vào nước dùng để dậy mùi thơm nhé.
- Khoảng từ 40 phút bạn cho măng khô, mộc nhĩ, đậu phộng vào nồi hầm thịt. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Để hé nắp, để lửa nhỏ và để thịt hầm từ từ chín mềm
5. Canh khổ qua nhồi thịt
Người miền Trung thường quan niệm ăn canh khổ qua ngày Tết mang đi những cái khổ đi nhanh chóng, mang đến niềm vui và sự may mắn. Chính vì vậy mà canh khổ qua nhồi thịt dường như là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Thịt bằm
- 5 – 6 trái khổ qua
- Hành khô và các loại gia vị
Các bước thực hiện
- Ướp thịt bằm với các loại gia vị, hành khô sao cho vừa ăn. Khổ qua chọn nhữn quả không quá non cũng không quá già, bỏ ruột và luộc sơn qua để giảm vị đắng
- Nhồi thịt bằm vào phần ruột của trái khổ qua. Dùng lá hành cố định phần thịt bằm và trái khổ qua.
- Đun sôi nước và cho khổ qua đã được nhồi thịt vào nồi và bắt đầu nấu đến khi phần trái chín và mềm thì tắt bếp. Nêm thêm hành lá và tiêu để thêm mùi thơn ngon cho món canh khổ qua
Đây là những món ăn ngày Tết miền Trung không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực nơi này. Chúc bạn sẽ có thêm thật nhiều gợi ý thú vị để chiêu đãi gia đình mình nhân dịp Tết đến Xuân về.
Mỹ Duyên tổng hợp