1. Cách làm kiệu chua ngọt ngày Tết có ý nghĩa gì?

  • Cách làm củ kiệu chua ngọt ngày tết tượng trưng cho tiền tài

Cách làm củ kiệu chua ngọt ngày Tết tuy đơn giản nhưng được gửi gắm biết bao niềm mong ước của người dân Việt. Đây là món ăn đặc trưng của người dân miền Nam. Theo quan niệm của người xưa, củ kiệu mang đến những điều tốt lành trong năm mới. Đặc biệt, có hủ củ kiệu trong nhà thì cả năm sẽ có được nhiều tiền tài, vinh hoa và phú quý.

Cách làm kiệu chua ngọt ngày tết kiệu chua
Đây là món ăn đặc trưng của người dân miền nam (Nguồn Internet)

Đặc biệt, với những gia đình ngày xưa có người làm quan thì Tết đến không thể thiếu hủ kiệu. Món ăn này  thay cho lời mong ước được thăng quan tiến chức và hưởng vinh hoa, phú quý. Từ đó, công thành danh toại, được người người trọng vọng và hưởng tiếng thơm muôn đời.

  • Nguyên tắc ngũ hành

Ngoài ra, món củ kiệu ngâm này còn được làm theo đúng quy tắc của ngũ hành trong phong tục ăn uống của dân gian ta. Theo đó, món ăn này thường được người dân miền Nam thưởng thức kèm với món thịt kho trứng. Thịt kho trứng có vị mặn tương ứng với hành Thủy và củ kiệu có vị chua lại ứng với hành Mộc.

kiệu ăn kèm với bánh chưng thịt kho và canh khổ qua
Quy tắc của ngũ hành trong phong tục ăn uống của dân gian (Nguồn Internet)

Khi kết hợp hai thức quà này với nhau, vị giác sẽ được hài hòa, không mặn, không chua cũng không gây cảm giác ngán. Đúng theo ngũ hành, Thủy và Mộc tương trợ cho nhau. Như vậy, món củ kiệu là thành phần quan trọng trong văn hóa ăn uống của người dân Việt.

2. Cách làm kiệu chua ngọt ngày Tết gắn với văn hóa đón Tết

  • Thức quà không thể thiếu

Cũng giống như bánh chưng, bánh tét, thiếu món kiệu chua ngọt thì sẽ không đúng nghĩa ngày Tết. Kiệu muối cũng xuất hiện trong bữa ăn như một món ăn quen thuộc. Kiệu giúp giảm được vị béo ngấy của đậu xanh và thịt mỡ.

chén củ kiệu trắng
Kiệu muối cũng xuất hiện trong bữa ăn như một món ăn quen thuộc (Nguồn Internet)

Mặc dù, người miền Nam cũng muối dưa cải để ăn kèm nhưng củ kiệu vẫn được nhiều nhà yêu thích và phổ biến. Do đó, khách đến nhà có hũ củ kiệu mời mới đúng điệu. Người ta thưởng thức kiệu rồi hỏi nhau cách làm củ kiệu chua ngọt ngày Tết. Rồi lại khen nhau khéo tay, Tết vì thế mà vui vầy.

  • Cách làm kiệu chua ngọt ngày Tết trong kí ức mỗi người

Chắc hẳn, đã là dân miền Nam thì ai cũng sẽ nhớ không khí rộn ràng, vui tươi mỗi dịp muối củ kiệu. Đâu đó khoảng 25 – 26 Tết Âm Lịch, các chị, các mẹ, các bà cắp giỏ đi chợ sớm để lựa được kiệu ngon. Kiệu những ngày này được người ta tấp nập chở về, bày dọc các lối đi vào chợ. Kiệu muốn ngon phải to và chắc.

bó củ kiệu trắng
Món kiệu ngâm đã đi sâu vào văn hóa người Việt (Nguồn Internet)

Bên cạnh những kiệu tươi, nhiều gian hàng cũng bày bán kiệu ngâm sẵn, kiệu đã phơi, kiệu đã lặt.. đủ cả. Tùy nhu cầu mà các mẹ, các bà có thể lựa chọn. Đến ngày này, chị em phụ nữ làm xúm tụm chỉ nhau cách làm kiệu chua ngọt giữ lâu, cách làm kiệu chua ngọt giòn ngon.

3. Hướng dẫn cách làm kiệu chua ngọt ngày Tết đúng điệu

  • Lựa chọn củ kiệu

Để làm món củ kiệu ngâm ngon, bạn phải tỉ mẩn từ khâu chọn nguyên liệu chính. Cùng một cách làm nhưng hủ kiệu của người có kinh nghiệm sẽ trắng hơn, giòn hơn và giữ được mùi vị. Do đó, hãy chú ý khâu cực kỳ quan trọng này. Lựa chọn kiệu thì phải kéo lựa các kiệu củ to vừa phải, không nhỏ nhưng cũng không nên to quá. Khi ngâm củ kiệu mới có thể thấm đều gia vị hơn.

Cách làm kiệu chua ngọt ngày tết chọn kiệu
Kiệu muốn ngon phải to và chắc (Nguồn Internet)

Nhiều người thích dùng kiệu Tam Nông do vị ngon ngọt, chắc thịt. Một số khác lại chuộng loại kiệu Huế có phần thân kiệu nở, đuôi kiệu mảnh và thắt eo. Ngoài ra còn có loại kiệu trâu thường có thân hình dài dân và đuôi không to, không có thắt eo như kiệu Huế.

  • Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu làm món kiệu khá đơn giản, tùy vào số lượng thành viên trong gia đình mà bạn có thể cân chỉnh tỉ lệ phù hợp. Trong đó những thành phần bạn cần chuẩn bị là:

  • Củ kiệu tươi với khối lượng phù hợp với nhu cầu mỗi gia đình
  • Tro bếp hoặc bạn có thể thay thế bằng muối
  • Phèn chua (hoặc vôi)
  • Đường
  • Muối
nguyên liệu làm củ kiệu ngày Tết
Nguyên liệu làm món kiệu khá đơn giản (Nguồn Internet)

Cách làm củ kiểu trắng và chua ngọt

  • Ngâm kiệu

Bước 1: Sau khi rửa sạch số kiệu đã mua về, bạn tiến hành ngâm chúng trong tro bếp 12 giờ đồng hồ. Nếu không chuẩn bị được tro bếp thì bạn có thể ngâm với muối. Tuy nhiên, thời gian ngâm muối cần ngắn hơn để tránh trường hợp kiệu bị mặn.

Cách làm kiệu chua ngọt ngày tết ngâm tro
Bạn tiến hành ngâm kiệu trong tro bếp 12h (Nguồn Internet)

Bước 2: Sau khi ngâm xong, bạn bắt đầu vớt kiệu ra rửa lại với nước sạch, sau đó cắt bỏ phần chân đuôi và rễ kiệu.

Lưu ý: khi cắt chân kiệu, không để phạm vào thịt kiệu vì như thế kiệu sẽ bị hư úng.

Bước 3: Tiếp theo, bạn tiếp tục ngâm kiệu vào một thau nước đã ngâm sẵn phèn chua. Bước này sẽ giúp kiệu giữ được màu trắng của nó. Các bà nội trợ có thể ngâm vào nước vôi nhưng hãy cân chỉnh liều lượng nước vôi cho phù hợp.

  • Mang kiệu ra phơi nắng

Kiệu sau khi ngâm phèn chua cần được rửa thật sạch. Các bạn đừng quên cách làm kiệu chua ngọt ngày Tết đúng cách là phải phơi nắng nhẹ để ráo củ kiệu. Đây là bước cực kỳ quan trọng quyết định củ kiệu có trắng và giòn ngon hay không. Sau khi ráo nước, bạn gom kiệu vào và kiểm tra, cắt bỏ phần màng kiệu hoặc rễ, đầu kiệu bẩn còn sót lại.

phơi kiệu
Phơi nắng nhẹ để ráo củ kiệu

Sau đó, tiếp tục trộn lượng củ kiệu vừa làm sạch này cùng với lượng muối – đường phù hợp.

Lưu ý: hãy trộn thật đều tay đều kiệu được ngấm đều. Ở bước này, bạn có thể trộn thêm giấm. Sau đó, hãy mang ra phơi nắng một lận nữa. Kiệu được phơi nắng sau khi trộn đều gia vị sẽ thơm và ngon hơn rất nhiều.

  • Xếp kiệu vào hũ

Đây là khâu cuối cùng khi làm kiệu ngâm chua ngọt.

Lưu ý: hãy chọn các loại hũ thủy tinh thay vì hũ nhựa. Chất liệu nhựa thường sẽ có mùi khiên món kiệu chua ngọt sẽ bị mất vị ngon. Ngoài ra, bạn cũng có thể thăng thêm sức hấp dẫn của món ăn bằng các cho thêm ớt, củ cải đỏ.. để ngâm cùng. Như vậy, hũ củ kiệu không chỉ tăng thêm mùi vị mà còn trở nên bắt mắt hơn rất nhiều.

xếp kiệu
Hãy chọn các loại hũ thủy tinh thay vì hũ nhựa (Nguồn Internet)
  • Lưu ý cách làm kiệu chua ngọt ngày Tết

Sau 7 – 10 ngày ngâm thì gia đình bạn đã có thể dùng món kiệu nhà làm ngon lành rồi. Hãy chú ý bảo quản hũ kiệu ở nơi khô ráo hoặc cũng có thể để ở tủ lạnh. Như vậy, kiệu sẽ giòn hơn, ngơn hơn và sử dụng lâu hơn.

Cách làm kiệu chua ngọt ngày tết đợi kiệu
Sau 7 -10 ngày ngâm thì gia đình bạn đã có thể dùng món kiệu nhà làm (Nguồn Internet)

Nếu muốn sử dụng sau 3 – 4 ngày thì đường giấm là mẹo hay cho bạn. Hãy thắn nước đường giấm cho vào hũ kiệu đã xếp sẵn thay vì cách làm ở trên nhé!

4. Thành phẩm kiệu chua ngọt ngày Tết

Kiệu ngon sẽ thể hiện được độ khéo tay của người làm. Đặc biệt, dịp Tết miền Nam, khách đến nhà sẽ thưởng thức củ kiệu nên việc làm ra hủ kiệu ngon lành vô cùng quan trọng. Nếu theo đúng các cách làm trên, hủ kiệu sẽ trắng muốt, giòn tan và thanh tẩy được vị hăng của kiệu. Khi ăn, vị kiệu vừa phải chua chua, ngọt ngọt, ăn với bánh chưng, bánh tét hay thịt muối thì không còn gì bằng.

Cách làm kiệu chua ngọt ngày tết ngũ hành
Kiệu sẽ trắng muốt, giòn tan nếu làm đúng cách (Nguồn Internet)

Trên đây là gợi ý cách làm kiệu chua ngọt ngày Tết cực ngọt mà bạn nên thử. Chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có thể trổ tài chuẩn bị một hủ kiệu tết ưng ý tha hồ đãi gia đình và khách gần xa. Ngoài ra, món kiệu ngâm cũng là món quà tuyệt vời trong dịp Tết đến Xuân về. Do đó, các bà nội trợ có thể ngâm số lượng lớn để tặng người thân, bạn bè hay sếp của mình. Cách làm này vừa thể hiện được tấm lòng, vừa thể hiện được sự chu đáo của bạn. Không còn gì tuyệt hơn, thấy củ kiệu là thấy Tết!

Nguyễn Mai tổng hợp