1. Hướng dẫn chi tiết cách làm dưa món ngâm nước mắm ngày Tết

Cách làm dưa món ngày Tết được nhiều bà nội trợ quan tâm. Bởi đây là món ăn mang hương vị truyền thống của người Việt mỗi dịp Tết đến Xuân về. Còn gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức miếng bánh chưng béo ngậy kết hợp cùng vị chua ngọt của dưa món. Đảm bảo những ai đã lỡ nếm thử 1 lần sẽ nhớ mãi không thôi! Hãy cùng dulichvang.com.vn tìm hiểu chi tiết cách chế biến món ăn hấp dẫn này để bổ sung vào thực đơn ngày Tết cho gia đình bạn nhé!

món ngon ngày tết
Món ăn kèm cùng bánh tét không thể thiếu. Ảnh: Internet

1.1. Cách làm dưa món ngày Tết

Ngày nay, các bạn có thể tự tay chế biến dưa món ngày Tết ngay tại nhà mà không cần mua ở ngoài. Với những nguyên liệu dễ kiếm và rẻ tiền cùng các bước thực hiện vô cùng đơn giản. Đầu tiên, bạn phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:

các nguyên liệu làm dưa món
Dưa món làm từ những nguyên liệu dễ kiếm và rẻ tiền. Ảnh: Internet
  • Đu đủ xanh – 300 gram
  • Cà rốt – 300 gram
  • Củ cải trắng – 300 gram
  • Su hào – 300 gram
  • Củ kiệu – 100 gram
  • Hành tím – 100 gram
  • 1 lít nước mắm nhà ăn
  • Đường cát trắng – 500 gram
  • Ớt hiểm – 5 gram
  • Muối tinh – 3 thìa
  • Bột ngọt – 3 thìa

1.2. Cách làm dưa món ngày Tết nhanh gọn ngay tại nhà

Bước 1 – Ngâm củ kiệu với muối để khử bớt mùi hang

Ngâm củ kiệu để giảm bớt mùi hăng giúp cho dưa món ngon hơn sau khi ngâm cùng các loại nguyên liệu khác. Đặc biệt là vẫn giữ được độ giòn ngọt tự nhiên cho món ăn.

ngâm nước muối củ kiệu
Hướng dẫn cách sơ chế củ kiệu. Ảnh: Internet
  • Bước 1: Đầu tiên lột bỏ phần vỏ và rễ củ kiệu. Bên cạnh đó chuẩn bị 1 thau nước muối hòa tan rồi cho củ kiểu đã lột sạch vào ngâm khoảng 2 giờ đồng hồ. Sau đó rửa sạch lại với nước khoảng 2 – 3 lần thì vớt ra và để ráo.
  • Bước 2: Sơ chế hành tím tương tự như củ kiệu nhưng giữ nguyên củ không thái mỏng.
  • Bước 3: Ớt rửa sạch và giữ nguyên trái

Bước 2 – Sơ chế rau củ muối dưa món

Công đoạn sơ chế đòi hỏi bạn phải thật tỉ mỉ và khéo léo để làm nên món ăn hấp dẫn hơn. Đặc biệt đây là bước để người đầu bếp thỏa sức sáng tạo và làm nên những tạo hình theo ý muốn của mình.

cách làm dưa món ngày tết với công đoạn tỉa rau củ
Cắt tỉa rau củ với nhiều hình thù đẹp mắt. Ảnh: Internet
  • Bước 1: Sau khi rửa sạch đu đủ, cà rốt, su hào và củ cải trắn bạn tiến hành gọt sạch vỏ các loại rau củ trên.
  • Bước 2: Tiếp theo là thái mỏng rau củ với độ dày vừa phải và không nên cắt quá mỏng. Vì có thể làm cho món ăn không giữ được độ giòn như ý.
  • Bước 3: Nếu bạn có thời gian thì có thể tỉa hoa hoặc thái thành hình răng cưa để món ăn trông đẹp mắt hơn
  • Bước 4: Chuẩn bị 1 thau nước lạnh có muối hòa tan và cho các nguyên liệu đã thái nhỏ vào ngâm khoảng 15 – 20 phút.

Bước 3 – Phơi khô rau củ

Phơi khô rau củ là một trong những bước quan trọng khi thực hiện cách làm dưa món ngày Tết. Bởi việc phơi đủ nắng hay không ảnh hưởng trực tiếp đến độ giòn cũng như chất lượng của món ăn.

cách làm dưa món ngày tết với công đoạn phơi khô
Phơi khô rau củ trước khi tiến hành ngâm dưa món. Ảnh: Internet
  • Bước 1: Các loại rau củ sau khi ngâm xong thì vớt ra và trải đều trên một cái rổ lớn.
  • Bước 2: Đem phơi ngoài nắng to. Thông thường số giờ đảm bảo độ ngon cho món ăn này là khoảng 20 giờ. Tuy nhiên tùy thuộc vào thời tiết mà bạn cân nhắc phơi thêm.
  • Bước 3: Ngoài ra, nếu không có thời gian hoặc muốn làm dưa món nhanh hơn bạn cũng có thể sử dụng nồi sấy để sấy khô rau củ.

Bước 4 – Cách ngâm dưa món với nước mắm

Bắt đầu ngâm các loại rau củ với nước mắm, bạn cần chú ý nhiều hơn đến bước nấu nước mắm đúng chuẩn để món ăn có được hương vị thơm ngon và đặc trưng nhất.

mắm đường pha dưa món
Mắm pha làm cho món ăn thêm phần ngon hơn. Ảnh: Internet
  • Bước 1: Đổ 1 lít mắm ngon và 500 gram đường cát trắng vào nồi
  • Bước 2: Tiến hành bắt nồi lên bếp đun sôi với lửa vừa. Sau khi thấy nước mắm đường sôi cho thêm vào 2 thìa bột ngọt. Tắt bếp và chờ hỗn hợp nguội hẳn

Bước 5 – Bảo quản hũ dưa món đúng cách

Cuối cùng là khâu bảo quản cần hết sức cẩn trọng để món ăn giữ được lâu mà vẫn còn nguyên hương vị thơm ngon.

cách làm dưa món ngày tết với công đoạn ngâm
Ngâm dưa món trong hũ thủy tinh có nắp đậy. Ảnh: Internet
  • Bước 1: Bắc nồi nước đun sôi và cho ít muối vào. Sau đó, cho hết các loại rau củ đã phơi vào hỗn hợp này để loại bỏ sạch các bụi bẩn bám bên trên.
  • Bước 2: Ngâm khoảng từ 10 – 15 phút rồi vớt ra để ráo. Chuẩn bị 1 lọ thủy tinh có nắp đậy kín hoặc bình nhựa. Tiến hành lau sạch và tráng sơ bằng 1 ít nước mắm để nguội giúp món ăn giữ được lâu hơn.
  • Bước 3: Tiếp theo xếp rau củ đã chuẩn bị vào đầu lọ. Sau đó đổ hỗn hợp nước mắm ngập vừa đủ rau củ. Dùng đũa hoặc miếng lưới chèn lên phía trên để ngăn không cho các loại rau củ bị nổi lên trên.
  • Bước 4: Đậy nắp kín và để nơi thoáng mát với nhiệt độ phòng từ 2 – 3 ngày để dưa ngấm là có thể dùng được. Cách tốt nhất là bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để món ăn giữ được lâu hơn.

2. Hướng dẫn chi tiết cách làm dưa món “chay” thanh đạm cho ngày Tết

Mỗi vùng miền lại có một cách làm dưa món ngày Tết khác nhau. Riêng đối với người miền Nam thì họ chuộng dưa món ngâm đường chua ngọt hơn mắm. Hương vị chua ngọt cùng cái giòn tan của các loại rau củ tạo nên một món ăn kèm hết sức hấp dẫn. Do đó, hãy cùng theo dõi cách ngâm dưa món đơn giản dưới đây nhé!

dưa món chay ngày tết
Thưởng thức trọn vẹn ẩm thực ngày Tết với dưa món. Ảnh: Internet

2.1. Khâu chuẩn bị nguyên liệu

Muốn làm món ăn này trước hết bạn phải liệt kê đầy đủ những nguyên liệu cần thiết để mua bao gồm:

nguyên liệu làm dưa món chay
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu làm dưa món. Ảnh: Internet
  • 1 củ cà rốt (300 gram)
  • 1 củ cải trắng (300 gram)
  • 1 củ su hào (300 gram)
  • 1 củ đu đủ (300 gram)
  • Ớt hiểm – 3 gram
  • Giấm ăn – 3 thìa
  • Gia vị có đường và muối

2.2. Cách làm dưa món ngày Tết nhanh gọn ngay tại nhà

Bước 1 – Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu là bước đầu không thể thiếu cho bất kỳ một loại món ăn nào. Đặc biệt bạn cần làm sạch và đúng cách để đảm bảo giữ được độ ngon của dưa món sau khi hoàn thành.

sơ chế nguyên liệu làm dưa món
Sơ chế các loại rau củ trước khi thực hiện các công đoạn ngâm dưa món tiếp theo. Ảnh: Internet
  • Bước 1: Gọt vỏ cà rốt, củ cải trắng, su hào và đu đủ rồi đem rửa sạch, để ráo. Nếu thích cầu kỳ bạn có thể tỉa hoa, lá cho miếng rau củ của mình trông bắt mắt hơn.
  • Bước 2: Phần rau củ đã rửa sạch đem bóp nước muối để làm mềm. Sau đó, xả lại với nước sạch và vắt ráo nước.
  • Bước 3: Tiến hành phơi nắng phần rau củ trên cho héo khoảng 1 ngày (nếu nắng to). Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lò vi sóng để sấy khô nhanh hơn.
  • Bước 4: Cuối cùng trụng hết các rau củ đã phơi khô với nước sôi để loại bỏ bụi bẩn sau 1 phút.

Bước 2 – Pha nước giấm đường

Công thức pha nước giấm đường cho dưa món ngày Tết hết sức quan trọng. Nó là yếu tố quyết định đánh giá được độ giòn, ngon của món ăn.

công đoạn pha nước giấm
Pha nước giấm là công đoạn quan trọng trong việc ngâm dưa món ngày Tết. Ảnh: Internet
  • Bước 1: Đầu tiên cần chuẩn bị 100ml nước giấm + 1 thìa muối + 100ml nước lọc
  • Bước 2: Trộn đều các hỗn hợp trên lại với nhau sau đó bắc lên bếp nấu sôi. Đợi hỗn hợp tan hết thì tắt bếp chờ nguội

Bước 3 – Ngâm dưa món ngày Tết ngon đúng chuẩn

Cuối cùng là bước ngâm dưa món với các bước thực hiện khá đơn giản và dễ làm. Bạn chỉ cần áp dụng theo đúng chỉ dẫn dưới đây là hoàn thành món ăn như mong muốn.

dưa món chay
Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt. Ảnh: Internet
  • Bước 1: Xếp hết các loại rau củ đã phơi cùng ớt vào lọ thủy tinh. Nước giấm trên sau khi đã nguội hẳn thì bạn đổ trực tiếp vào hũ để ngập hết phần củ.
  • Bước 2: Sau đó đậy nắp thật kín và bảo quản nơi khô ráo tránh ánh nắng trực tiếp. Chờ khoảng 3 – 4 ngày bạn có thể thưởng thức được rồi.

3. Một số lưu ý khi làm dưa món ngày Tết

  • Khâu mua nguyên liệu cần chú ý chọn cà rốt, su hào, đu đủ,… có độ tươi ngon và còn mới để khi làm chua ngọt vẫn giữ được độ giòn ngọt tự nhiên.
  • Không nên ăn dưa món khi còn xanh, có vị hang cay vì có nguy cơ chứa nhiều nitrosamin gây ung thư
  • Nếu bạn có vấn đề về đường ruột, đau dạ dày hay tiền sử bệnh tim mạch hạn chế ăn món này
  • Mỗi lần ăn nên dùng đũa sạch để lấy dưa món và nhớ đậy nắp kín để bảo quản dưa lâu hơn.
  • Trong quá trình ngâm dưa món, bạn có thể tùy ý điều chỉnh lượng đường và muối phù hợp với khẩu vị ăn của mình.
  • Dùng đường vàng ngâm dưa món lên màu đẹp hơn là đường cát trắng
  • Củ kiệu ngon thường là kiệu ta, thân nở, đuôi nhỏ mảnh. Tuyệt đối không nên mua kiệu già, quá to hoặc quá nhỏ

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về cách làm dưa món ngày Tết đơn giản tại nhà. Còn chần chừ gì mà không thử dành ít thời gian rảnh của mình để ngâm dưa món này chứ! Chúc bạn thực hiện thành công món ăn này để cùng gia đình thưởng thức trọn vẹn hương vị ẩm thực ngày Tết.

Kim Ngân tổng hợp