1. Sơ nét về chùa Hương

Đi chùa Hương cần chuẩn bị những gì? Để tìm ra câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất bạn hãy cùng dulichvang.com.vn khám phá sơ về ngôi chùa nổi tiếng tại Hà Nội này nhé!

1.1. Địa chỉ và hướng dẫn đường đi

  • Địa chỉ: tọa lạc tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Hướng dẫn đường đi: Bạn có thể tự do lựa chọn phương tiện di chuyển đến chùa Hương bằng xe ô tô, xe buýt hay xe máy tùy thích. Tham khảo 2 con đường bắt đầu từ Hà Nội:

bản đồ hướng dẫn đi đến chùa hương
Bản đồ hướng dẫn đường đi từ Hà Nội đến chùa Hương. Ảnh: Internet
  • Cách 1: Xuất phát theo hướng Nguyễn Trãi -> Hà Đông rẽ trái ở ngã 3 Ba La đi Vân Đình -> đi khoảng 40km -> Tế Tiêu rẽ trái -> hỏi đường để đến chùa Hương
  • Cách 2: Xuất phát từ hướng quốc lộ 1A Pháp Vân -> Cầu Rẽ rẽ phải ở nút giao Đồng Văn -> quốc lộ 38 chạy khoảng 35km theo hướng Chợ Dầu -> Chùa Hương.

Lưu ý: Cách 2 là đường dành riêng cho ô tô hay xe khách. Vì thế, nếu bạn đi xe máy nên chọn cách số 1 hoặc có thể đi theo hướng quốc lộ 1A cũ hướng ra Thanh Trì. Đặc biệt để bảo đảm an toàn bạn nên chọn đi xe buýt đến chùa.

1.2. Thời điểm thích hợp viếng thăm chùa Hương

Thời gian thích hợp nhất để tham quan cũng như cúng viếng chùa Hương là tầm khoảng tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Đây là dịp mà nơi này tổ chức nhiều lễ hội lớn. Cao điểm là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng 2 âm lịch hàng năm. Có cơ hội đặt chân đến chùa Hương vào mùa này bạn sẽ được hòa mình vào không khí đông vui, nhộn nhịp cùng trải nghiệm nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa bổ ích.

khung cảnh người dự lễ hội tại chùa hương hà nội
Bạn nên tham quan chùa Hương vào dịp lễ Tết. Ảnh: Internet

2. Đi lễ chùa Hương cần chuẩn bị những gì?

2.1. Cần chuẩn bị gì khi đi chùa Hương theo nhóm?

Nếu có cơ hội viếng thăm chùa Hương vào dịp đầu năm thì tốt nhất bạn nên đi theo nhóm khoảng từ 5 – 7 người thay vì đi đơn lẻ. Bạn có thể lên kế hoạch chi tiết và cụ thể trước khi đến để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí ở mức tối đa. Lịch trình mà bạn nên tham khảo:

cáp treo chùa hương
Trải nghiệm đi cáp treo tại chùa Hương. Ảnh: Internet
  • Bắt đầu lên chùa bằng cáp treo và đi bộ xuống để ngắm nhìn phong cảnh tại chùa
  • Giá cáp treo dao động từ 100.000 đồng/người lớn – 160.000đồng/khứ hồi và 70.000 đồng/trẻ em – 100.000 đồng/khứ hồi.

Lưu ý: Trẻ cao trên 1,1m mua vé giá người lớn

2.2. Trang phục khi đi chùa Hương

Chùa Hương thu hút đông đảo du khách thập phương đến để cúng viếng vào mỗi dịp Tết đến Xuân về. Đây cũng là dịp để mọi người có cơ hội xúng xính quần áo để trẩy hội. Thế nhưng với không gian nơi của Phật linh thiêng, trước khi đến chùa bạn cần chú ý trang phục ăn mặc cho phù hợp và lịch sự nhất. Ưu tiên lựa chọn những bộ đồ có kiểu dáng đơn giản, gam màu lạnh trầm tính hoặc áo tràng của Phật Tử.

đi lễ chùa mặc áo dài
Mặc đồ lịch sự và trang nhã khi viếng thăm chùa. Ảnh: Internet

Kiểu đồ xuyên thấu hay ôm sát body,… tuyệt đối không được mặc. Vì nó không thích hợp với không gian thiền thanh tịnh cũng như gây phản cảm cho người đối diện. Đặc biệt, lễ chùa Hương thường rất đông nên bạn tránh những loại váy rườm rà để không phải vướng vào tàn hương hay người xung quanh khi chen lấn. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn mang những loại dép dễ tháo. Bởi chùa có quy định phải tháo bỏ giày dép trước khi vào thắp hương.

mặc đồ xuyên thấu khi đi chùa
Tránh mặc đồ hở hang hay quá mỏng. Ảnh: Internet

2.3. Đi chùa Hương cần chuẩn bị đồ cúng lễ

Đối với những ai ở gần chùa Hương nên chủ động chuẩn bị đầy đủ đồ cúng lễ tại nhà để tiết kiệm thời gian và chi phí. Bởi vì thông thường ngày Tết thường rất dễ bị “chặt chém” giá. Cần mang theo các lễ ngọt như vàng, hương, rượu cúng, hoa quả, bánh kẹo, tiền lẻ,… Trường hợp muốn dâng lễ mặn như gà, heo, giò,… tuyệt đối không được đặt tại khu vực Phật Điện (chính điện) – nơi thờ chính của chùa. Hiện nay, theo nguyên tắc của nhà Phật, trên khu vực chính điện chỉ được phép dâng lễ chay, tịnh. Riêng lễ mặn thì dâng lên khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh Mẫu và đặt tại bàn thờ/điện thờ.

đi chùa hương cần chuẩn bị những gì đồ cúng
Chuẩn bị đồ cúng đầy đủ trước khi đi viếng lễ. Ảnh: Internet

Vàng mã và tiền âm phủ đặt trên bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay Đức Ông. Tiền thật nên bỏ vào hòm công đức. Ngoài ra, khi chọn hoa tươi lễ Phật tại chùa Hương bạn nên mua loại hoa thanh khiết như hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu,… để bày tỏ lòng thành kính. Tuyệt đối không mua các loại hoa tạp hay hoa dại.

cô gái mặc áo dài trắng cầm bó hoa sen màu hồng
Lựa chọn hoa sen để viếng lễ tại chùa Hương. Ảnh: Internet

Nếu bạn không có thời gian để chuẩn bị những thứ này đi lễ thì cũng có thể mua tại khu vực suối Yến. Tuy nhiên, nên thử trả giá vì càng đi sâu vào trong đồ lễ cúng càng nhiều và giá thành cũng càng đắt.

2.4. Đi lễ chùa Hương cần chuẩn bị tiền mặt

Khi viếng thăm chùa Hương bạn đừng quên mang theo một ít tiền để trả phí dịch vụ như tiền đò, cáp treo, mua quà, công đức,… Tuy nhiên, hạn chế mang quá nhiều tiền vì dịp lễ Tết tại chùa xuất hiện rất nhiều kẻ gian trà trộn. Đặc biệt lợi dụng không gian đông người để thực hiện các hành động xấu như móc túi, cướp giật,…

2.5. Không nghe theo lời mời gọi của “cò”

Dịp Tết dòng người viếng thăm chùa Hương rất đông. Nơi đây xuất hiện tình trạng “cò mồi” chuyên lôi kéo và dụ dỗ khách du lịch. Do đó bên cạnh việc quan tâm đi chùa Hương cần chuẩn bị những gì? Mọi người cũng hết sức cẩn thận với vấn đề này để đề phòng trường hợp kẻ gian chuộc lợi.

đi chùa hương cần chuẩn bị những gì tránh lừa đảo
Tránh nghe theo lời người lạ. Ảnh: Internet

Khi vào cổng bạn nên mua vé trực tiếp tại điểm bán của Ban tổ chức tại cổng khu du lịch với giá niêm yết là 50.000 đồng/người. Đối với những ai đi lẻ từ 1 – 2 người nên đi thẳng đến suối Yến chủ động tìm đò ghép qua chùa. Đặc biệt trước khi xuống đò, bạn cũng nên thỏa thuận giá cả cùng số lượng người ngồi trên đò rõ ràng để tránh trường hợp bị tăng giá hay nhồi nhét thêm người. Thông thường với tuyến Hương Tích giá vé đò là 35.000 đồng/người.

đi đò trên sông qua chùa hương
Khám phá cảnh sắc tuyệt đẹp dọc chùa Hương. Ảnh: Internet

2.6. Cẩn thận với các trò đỏ đen và xem bói

Khi đến đây bạn sẽ bắt gặp tình trạng những sới bạc đỏ đen hoạt động dù cho lực lượng chức năng đã nhiều lần dẹp bỏ. Chúng dùng nhiều thủ đoạn để lôi kéo và dụ dỗ khách du lịch bằng những trò chơi bịp bợm. Đặc biệt là khu suối Giản Oan xuất hiện nhiều người xem bói dạo. Tốt nhất bạn nên tránh xa và không tin tưởng quá nhiều vào các bài bói toán mang tính may rủi cao ảnh hưởng đến hành trình cúng lễ tại chùa.

đi chùa hương cần chuẩn bị những gì không xem bói
Hạn chế xem bói và tin tưởng nhiều vào các trò may rủi tại chùa. Ảnh: Internet

Ngoài ra, khu vực trước động Hương Tích còn có nhiều đối tượng lợi dụng chỗ đông người để móc ví và điện thoại. Do đó, khi đến chùa Hương bái lễ, bạn cần mang ít tư trang có giá trị. Chú ý quan sát xung quanh để tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

2.7. Đi chùa Hương cần chuẩn bị linh vật cầu tài lộc

Nhiều người truyền miệng nhau rằng khi viếng chùa nếu muốn chiêu tài lộc. Cầu may mắn trên con đường công danh sự nghiệp thì nên mang theo linh vật phong thủy khi hành lễ. Điều này giúp tăng khả năng hấp thụ linh khí tốt hơn, cụ thể là:

  • Tỳ hưu biểu tượng cho tài lộc
  • Nhện phong thủy tượng trưng cho sự ấm no và may mắn
  • Đồng điếu biểu tượng sự may mắn và tài lộc
  • Lu thống cầu quan phát lộc

Mặc khác để cầu duyên, bạn cũng có thể lựa chọn những mẫu trang sức có hình hồ ly, hồ ly ôm hoa mẫu đơn, nhện phong thủy,… Đặc biệt hồ ly là biểu tượng của tình duyên giúp cho chủ nhân tăng vận đào hoa trong năm mới. Bên cạnh đó hoa mẫu đơn còn tượng trưng cho vương giả, sắc đẹp và sự chung thủy trong cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.

Ngoài ra để cầu bình an và sức khỏe bạn chọn dây chuyền có hình mặt Phật Quan Âm, Phật Di Lặc hay vòng tay làm từ các loại đá phong thủy

  • Phật Quan Âm là vị Phật giúp che chở và phù độ chúng sinh
  • Phật Di Lặc là biểu tượng của niềm vui vô tư lự và bình an.

2.8. Hỏi giá và mặc cả trước khi mua đồ

Nhằm tránh trường hợp mua phải hàng hóa có giá cả “đội” lên gấp đôi ngày thường. Trước khi dừng chân tại các hàng quán ven đường bạn nên hỏi giá trước khi mua. Đặc biệt khi bạn muốn mua đặc sản chùa Hương về làm quà biếu bạn bè và gia đình như mơ rừng, rau sắn, gương lược, vòng tay,… thì nên chọn khu vực gần suối Mơ sẽ có giá hợp lý hơn so với những nơi khác.

đi chùa hương cần chuẩn bị những gì khi mặc cả mua hàng
Trả giá hàng hóa trước khi quyết định mua. Ảnh: Internet

Ngoài ra, dọc đường đi lên động Hương Tích cũng có nhiều hàng bán thuốc nam chữa bách bệnh. Tuy nhiên, các bài thuốc này đa phần không rõ nguồn gốc, xuất xứ nên bạn cần hết sức cẩn trọng khi có ý định mua. Hơn nữa, tại mỗi điểm tham quan khác nhau còn có các chốt công an túc trực để bảo vệ an ninh tại chùa.

đi chùa hương cần chuẩn bị những gì khu bán thuốc chữa bệnh
Không tự ý mua những loại thuốc chữa bệnh không rõ nguồn gốc. Ảnh: Internet

2.9. Cầu nguyện khi viếng chùa Hương

Nhiều người đến chùa Hương vào dịp đầu năm để gởi gắm những ước vọng bình an và may mắn mong Phật độ trì. Đặc biệt, bạn cũng có thể sám hối, ăn năn trước lỗi lầm mình đã mắc phải hay cầu xin cơ hội sửa chữa, mong muốn làm việc thiện tích đức,… Tuy nhiên, những thứ như xin phù hộ đường công danh, tài, lộc, thường không linh nghiệm.

Lưu ý: Khi đứng khấn vái Phật bạn nên đứng sang một bên phải hoặc trái. Tránh đứng giữa trước bàn thờ chính điện.

2.10. Thứ tự hành lễ khi đi chùa Hương

Theo kinh nghiệm đi du lịch chùa Hương của dulichvang.com.vn thì điều đầu tiên bạn cần làm khi đến chùa là dâng vật lễ tại bàn thờ Đức Ông – người cai quản mọi việc trong chùa. Việc dâng lễ này xem như một lời chào hỏi và xin phép được vào chùa lễ Phật.

Tiếp theo bạn dâng lễ vật chay tại khu Phật Điện (chính điện) sau đó thắp hương, thỉnh 3 hồi chuông và làm lễ chư Phật, Bồ Tát.

cô gái mặc áo dài đứng chấp tay cầu nguyện
Thành tâm cầu khẩn mong một năm mới bình an và nhiều sức khỏe. Ảnh: Internet

Đừng quên ghé tất cả các ban còn lại để thắp hương và khấn vái. Sau khi hoàn thành xong các thủ tục cúng bái bạn đến làm lễ ở nhà thờ tổ (nhà hậu). Cuối cùng là ghé phòng tiếp khách hoặc nhà trai giới để hỏi thăm các vị sư trụ trì, tăng ni Phật Tử tại đây và đóng góp công đức tùy tâm.

Lưu ý: Bạn nên lên 3 hoặc 5 lễ khi lên hương ở các ban.

2.11. Gặp sự cố gọi ngay đến đường dây nóng

Ngoài việc biết cách đi chùa Hương cần chuẩn bị những gì, bạn cũng nên trang bị cho mình số điện thoại đường dây nóng để đảm bảo an toàn khi đến đây thăm quan dịp Tết. Nhằm hỗ trợ du khách có một ngày hành lễ thuận lợi ban tổ chức lễ hội chùa Hương đã công khai số đường dây nóng là 0912.558.905 để mỗi khi gặp phải sự cố gì du khách có thể liên hệ trực tiếp.

công an đứng túc trực thường xuyên tại chùa hương
Công an giám sát trực tiếp tại chùa Hương để tránh kẻ xấu chuộc lời. Ảnh: Internet

3. Đi chùa Hương cầu con cần chuẩn bị những gì?

Nhiều người đến chùa Hương với mong muốn cầu xin có được một đứa con. Theo dân gian thì trước khi đến chùa mọi người cần phải giữ cho mình thanh khiết và ăn chay niệm Phật để tâm thành động tới quỷ thần. Đặc biệt là tắm nước ngũ vị để tẩy mùi xú uế trần tục và kiêng ăn hành tỏi.

Ngoài ra khi đến chùa cũng cần chuẩn bị đủ lễ vật gồm có vàng hương, hoa quả, trầu rượu, xôi gà,… Trường hợp đi chùa, không dùng đồ mặn, có thể đi cầu tự lễ trước bàn thờ thần linh hoặc trước Phật đài “cầu xin Trời Phật Thánh Thần ban cho một mụn con trai”. Người cầu con đến trẩy hội cầu tự bằng cách xoa đầu tượng em bé đó và rủ về với mình.

cô gái áo nâu đứng vái trước phật tại chùa hương
Cầu khẩn cầu con tại chùa Hương. Ảnh: Internet

Nếu có mong muốn cần con gái thì lên lầu cô, con trai thì lên lầu cậu trong động Hương Tích. Trước khi đến cần chuẩn bị đầy đủ 5 loại quả, 7 hoặc 9 thứ bánh, đồ chơi trẻ em, 7 hoặc 9 đồng tiền. Tùy theo ý muốn xin con gì thì soạn lễ, đặt lễ lên Lầu Cô hoặc Lầu Cậu khấn bái. Xin bái xin đài âm dương rồi xin những đồng tiền đó mang về nhà và để 7 hoặc 9 ngày rồi mang đi mua một thứ gì đó trẻ con thích. Sau khi làm lễ xong thì trên đường về nhớ trả thêm phí đò, xe, suất ăn để đưa con về nhà. Trong vòng 7 hoặc 9 ngày khi ăn nhớ lấy thêm bát và thìa để mời con ăn.

Qua những thông tin về đi chùa Hương cần chuẩn bị những gì? Mong rằng có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về điểm đến tâm linh này vào dịp đầu năm. Đặc biệt là biết cách chuẩn bị kỹ lưỡng đồ đạc mang theo cho chuyến hành hương, bái lễ thật sự trọn vẹn đúng như mong muốn.

Kim Ngân tổng hợp