1. Chùa Bà Thiên Hậu 

Nhắc đến chùa nổi tiếng ở Sài Gòn được nhiều du khách biết đến không thể nào không nhắc đến ngôi chùa Bà Thiên Hậu linh thiêng nổi tiếng bậc nhất ở Sài Gòn. Chùa được xây dựng đầu thế kỉ 18 bởi những người Trung Hoa đến sinh sống và làm việc tại đây. Chính vì thế chùa Bà mang đậm dấu ấn trong kiến trúc xây dựng của người Trung Quốc lúc bấy giờ.

  • Địa chỉ: 710 Nguyễn Trãi, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh

1.1. Lịch sử và kiến trúc chùa Thiên Hậu

  • Lịch sử của ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn mang tên “Bà Thiên Hậu”

Tên thuần bản của ngôi chùa cổ này là Thiên Hậu Miếu. Khi dịch ra tiếng Việt là miếu thờ bà Thiên Hậu. Tuy nhiên, trong văn hóa của người Việt Nam, nơi nào linh thiêng và được thờ cúng trang nghiêm thì cứ được gọi là chùa. Cũng chính vì lẽ đó mà cái tên chùa Bà Thiên Hậu được ra đời…

chùa bà thiên hậu- chùa nổi tiếng ở sài gòn
Chùa Bà Thiên Hậu. Nguồn: Internet

Theo thống kê của dân số Việt Nam, hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều người Hoa sinh sống và lập nghiệp. Nhất là ở những khu vực quận 5, quận 10. Lượng dân cư người Hoa sinh sống ở đây rất đông. Chính vì vị trí địa lí thuận tiện và sở hữu những nét chạm trổ và kiến trúc đậm chất Trung Hoa. Nên ngôi chùa này thu hút rất nhiều người du khách đến viếng thăm mỗi ngày. Trong số đó phần lớn là người Hoa đang sinh sống tại Sài Gòn và các du khách nước ngoài. Họ đến đây với khao khát thưởng ngoạn và chiêm ngưỡng kiến trúc văn hóa độc đáo của ngôi chùa cổ đã được xây dựng hơn 258 năm qua tại mảnh đất Sài Thành linh thiêng này. 

  •  Nét kiến trúc của chùa Bà Thiên Hậu

Nếu như muốn tham quan những ngôi chùa đẹp, mang đậm nét Trung Hoa cổ kính, bạn không cần phải đi đâu xa. Chỉ cần đến viếng thăm chùa Bà Thiên Hậu, bạn sẽ được chiêm ngưỡng rất nhiều thuần nét kiến trúc độc đáo và thuần phong mỹ tục của người Hoa được tái hiện rõ nét ở nơi này.

kiến trúc độc đáo của chùa
Chùa được trang trí mang đậm nét Trung Hoa. Nguồn: Internet

Vừa bước vào phía trong cổng chùa, có lẽ du khách sẽ bị ấn tượng bởi vẻ trầm mặc, trang nghiêm của chốn linh thiêng này. Chính vì ngôi chùa được xây dựng từ rất lâu đời, nên khi vào trong, bạn cứ ngỡ như lạc vào thế giới lịch sử huyền bí của hàng trăm năm trước. Không gian nơi đây rất cô tịnh và mọi thứ đều yên ắng. Suốt chiều dọc ngôi chùa là phần kiến trúc chính, là nơi tổ chức các hoạt động tín ngưỡng. Ở giữa có một khoảng không như giếng trời. Vừa để lấy ánh sáng vừa để cho hương nhang theo đó bay lên cao. Hai bên lối đi cùng được phân cách để du khách di chuyển dễ hơn, đặc biệt là vào các ngày rằm hay các ngày Lễ, Tết.

cô gái áo đỏ đi chùa bà thiên hậu
Giếng trời để du khách hành hương. Nguồn: Internet

Chùa bà Thiên Hậu được chia làm ba gian thờ chính: Tiền điện, Trung điện và Chính điện. Ở mỗi gian sẽ được ngôi chùa thờ cúng những vị thần linh nổi tiếng trong lịch sử văn hóa của Trung Quốc. Chính điện là nơi thờ chính của Thiên Hậu Thánh Mẫu với tượng Bà Thiên Mẫu. Cả hai bức tượng này đều được tạc từ khối gỗ lớn. Được đặt nổi bật tại chính điện làm tăng thêm vẻ kì bí và thiêng liêng cho ngôi chùa cổ. Tiền điện là nơi đặt miếu thờ của Phúc Đức Chánh thần (thần thổ địa – người cai quản đất đai của nhân dân) và Môn Quan Vương tả (thần giữ cửa). Cuối cùng là Trung điện với bộ lư cổ hơn 130 tuổi lâu đời nhất lịch sử với nhiều nhiều nét điêu khắc tỉ mỉ, tinh xảo.

chính điện
Chính điện được trang trí rất đẹp. Nguồn: Internet

Điểm nhấn của ngôi chùa Bà Thiên Hậu chính là những chiếc vòng nhang được treo lơ lửng trên không độc đáo và phá cách. Khi đến, người viếng có thể mua nhang, ghi những lời cầu nguyện của mình vào đó rồi treo lên. Với mong muốn là những ước nguyện và lời khẩn cầu của mình sẽ thành sự thật. Chính vì vậy, đây được xem là nơi rất linh thiêng, thu hút rất nhiều người đến viếng mỗi ngày.

vòng nhang treo lơ lửng trên cao
Những vòng nhang được treo lơ lửng trên cao hết sức độc đáo. Nguồn: Internet

Không những thế, nếu lần đầu đến đây chắc chắn bạn sẽ choáng ngợp bởi vẻ đẹp lộng lẫy của các vật liệu trưng bày trong ngôi chùa. Tất cả đều được nhập từ Trung Quốc. Từ cây gỗ quý đến bát lưu hương đến những bức phù điêu,…Cũng chính lẽ đó nên người ta mới bảo rằng chùa Bà Thiên Hậu đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Hoa sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Họ rất xem trọng chùa Bà, xem chùa Bà như một phần không thể thiếu trong đời sống của họ.

1.2. Hoạt dộng và lễ hội độc đáo tại chùa

Vào các ngày lễ lớn như Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu, hay các ngày rằm. Chùa Bà được trang trí rất đẹp và thu hút rất đông người đến viếng. Ai ai cũng nô nức đến đây để hành hương. Dường như khi đến đây mỗi người đều mang trong mình một câu chuyện kể với Bà Thiên Hậu thiêng liêng. Người thì mong muốn làm ăn phát đạt, tiền tài danh vọng thăng hoa. Người lại muốn cầu duyên, gặp được ý trung nhân. Người thì lại cầu bình an với ước nguyện cầu mong cho gia đình luôn luôn hạnh phúc, sum vầy. Những khói nhang nghi ngút bay lên bầu trời cũng chính là những lời nguyện cầu từ tận tâm can nơi người viếng….

lồng đèn được trang trí rất đẹp
Chùa Bà Thiên Hậu được trang trí rất đẹp vào dịp lễ hội. Nguồn: Internet

Đặc biệt nhất vào ngày viếng của Bà Thiên Hậu được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là một sự kiện rất lớn và rất trang nghiêm của chùa. Thu hút hàng ngàn khách đến viếng mỗi ngày. Trong ngày này, tượng Bà Thiên Mẫu được đặt trên một chiếc kiệu. Và được người dân rước đi xung quanh một vòng chùa. Cùng với nhiều hoạt động múa lân, biểu diễn nghệ thuật,… Đã tạo nên một không gian lễ hội vô cùng sôi động vào náo nhiệt.

chùa bà thiên hậu mỗi dịp lễ
Lễ hội tháng Giêng ở chùa Bà. Nguồn: Internet

2. Chùa Ngọc Hoàng 

  • Địa chỉ: Toạ lạc tại số 73 đường Mai Thị Lựu, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Chùa Ngọc Hoàng được tọa lạc ở vị trí trung tâm thành phố, nơi dân cư tập trung đông đúc và tấp nập, nên hàng ngày có rất nhiều người đến viếng thăm chùa. 

2.1. Lịch sử xây dựng của chùa Ngọc Hoàng 

Chùa Ngọc Hoàng được xây dựng rất lâu đời, từ những ngày đầu của thế kỉ 20 khi Sài Gòn còn là một thành phố hoang sơ và chưa được nhiều người biết đến. Chùa được xây dựng theo kiến trúc thuần bản của người Trung Hoa. Ngôi chùa được xây dựng để thờ Ngọc Hoàng thượng đế do người Quảng Đông, Trung Quốc một tay gây dựng nên. Tuy nhiên về sau người ta đổi tên chùa Ngọc Hoàng thành chùa Phước Hải. Nhưng cái tên chùa Ngọc Hoàng đã có từ rất lâu, ăn sâu vào lịch sử văn hóa của người dân Sài Gòn nên người ta vẫn hay gọi theo tên cũ.

cô gái quần đen đứng trước cổng chùa ngọc hoàng
Khám phá ngôi chùa Ngọc Hoàng. Ảnh: Internet

2.2. Kiến trúc và thờ phụng của ngôi chùa cổ nổi tiếng 

  • Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa mang tên Ngọc Hoàng 

Vì được xây dựng từ rất lâu đời, nên người ta vẫn quen gọi chùa Ngọc Hoàng là chùa cổ. Chùa được xây dựng theo phong cách của người Trung Hoa. Nên khi bước vào khuôn viên chùa bạn ngỡ như mình đang lạc vào những bộ phim tái hiện lại cuộc sống của người Hoa thuở xưa. Chùa được trang trí rất nhiều đèn lồng rực rỡ. Những mái lợp ngói âm dương và được trang trí rất nhiều tác phẩm nghệ thuật ấn tượng như tranh thờ, tượng thờ, bao lam, liễn đối, hương án… Tất cả đều được làm bằng các chất liệu: gỗ, gốm, giấy bồi. Phía bên trong ngôi chùa gồm 3 tòa chính, đó là: Tiền điện, Trung điện và Chánh điện. Chính điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Huyền Thiên Bắc Đế với các thiên binh, thiên tướng.

mái ngói cổ - chùa nổi tiếng ở sài gòn
Những mái ngói cổ kính. Nguồn: Internet

Khi dạo bước vào khuôn viên chùa bạn sẽ bị choáng ngợp bởi không gian rộng lớn, thoáng đãng ở đây. Giữa sân chùa rộng là một bể cá đủ loại, bên phải là bể rùa. Bể nào cũng đầy ắp cá, rùa nhiều con to quá cỡ. Chúng do những người đến khấn nguyện thả vào. Với mong muốn cầu mong được sự thanh thản, hạnh phúc, cầu được ước thấy của người dân.

  • Thờ phụng và tín ngưỡng tại chùa Ngọc Hoàng

Trong ngôi chùa linh thiêng này còn thờ Kim Hoa Thánh Mẫu (thần coi việc sinh nở) cùng 12 bà mụ. Mỗi bên 6 bà với tư thế khác nhau. Mỗi bà lo một việc: nắn tay, nắn chân, nắn đầu, dạy trẻ tập đi, tập nói,… Chính vì thế người dân hay đến đây để cầu mong việc sinh nở thuận lợi, mẹ tròn con vuông. Với mong muốn mong đứa bé khỏe mạnh, may mắn, bình an và hạnh phúc một đời.

  • Sự linh thiêng bí ẩn mang tên chùa Ngọc Hoàng

Đối với người dân Sài Gòn, câu chuyện về đến chùa Ngọc Hoàng để cầu con không còn quá xa lạ! Vì chùa thờ cúng Bà Linh Hoa Thánh Mẫu, nên người dân rất tin tưởng. Những cặp vợ chồng hiếm muộn hay mong con, họ thường đến đây để cầu xin và khấn cầu. Mong cho họ một đứa con thông minh, kháu khỉnh.

người dân đến chùa ngọc hoàng để cầu con
Người dân đến chùa Ngọc Hoàng để cầu con. Nguồn: Internet

Khi đến đây để nguyện cầu, du khách được đeo vào có tay sợi chỉ màu đỏ. Nếu cầu con trai thì khấn nguyện xong treo vòng chỉ vào các bức tượng bên phải. Cầu con gái thì treo bên trái. Sau đó xoa vào bụng bà mụ 3 cái rồi xoa vào bụng mình 3 cái. Tiếp đến là xoa vào bụng tượng trẻ con dưới chân bà mụ 3 cái. Rồi lại xoa vào bụng mình 3 cái nữa. Nếu như lời nguyện cầu viên mãn như ý thì lần sau những người cầu nguyện hay mang trái cây, hoa tươi đến để tạ lễ mẹ. Giống như việc làm bày tỏ niềm vui, niềm hân hoan hạnh phúc và cũng giống như một lời thông báo vui mừng đến với Mẹ vậy!

2.3. Đến chùa Ngọc Hoàng để cầu duyên

Không những nổi tiếng về kiến trúc độc đáo, linh thiêng trong cầu con mà chùa Ngọc Hoàng còn được nhiều người biết đến với ngôi chùa cầu duyên. Khi đi lẻ bóng, khi về có đôi. Cũng chính vì trong chùa có thờ tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu để ông Tơ, bà Nguyệt se duyên. Nên những cô gái chàng trai chưa tìm được nửa kia của mình hay tìm đến đây để được se duyên. Với mong muốn sẽ sớm tìm được hạnh phúc lứa đôi, nắm lấy tay của người mình yêu đến hết cuộc đời.

cô gái áo trắng đứng thắp nhang tại chùa nổi tiếng ở sài gòn
Muốn thoát kiếp “FA” hãy đến chùa Ngọc Hoàng để cầu duyên. Nguồn: Internet

3. Chùa Bà Ấn Độ 

  • Địa chỉ: Địa chỉ tại số 45, đường Trương Định, quận 1 ngay gần với chợ Bến Thành.

Chùa Bà Ấn Độ có vị trí tại lạc rất đắc địa. Ngôi chùa nằm ở trung tâm thành phố, nơi tập trung dân cư đông đúc và tấp nập. Ngôi chùa mang đậm dấu ấn của người ấn độ, mang kiến trúc đậm chất Hindu giáo.

3.1. Lịch sử và kiến trúc của chùa Bà nổi tiếng ở Sài Gòn

  •  Lịch sử ra đời của chùa Bà Ấn Độ 

Ngôi chùa được xây dựng từ rất lâu đời, từ thế kỉ 20, khi mà một bộ phận lớn người Ấn Độ nhập cư đến sinh sống và an cư lập nghiệp tại Sài Gòn. Và sinh sống gần khu vực ngôi đền cho tới tận ngày nay. Có thể nói ngôi chùa là sự giao thoa trong văn hóa của người Việt Nam và người Ấn Độ. Mỗi tôn giáo ra đời đều có ý nghĩa riêng của nó. Nhưng dù bất cứ tôn giáo nào cũng đều mang ý nghĩa giáo dục con người, giúp người dân hướng thiện và tạo ra những điều tốt lành cho xã hội.

chùa bà ấn độ sài gòn
Tham quan ngôi chùa ấn tượng tại Sài Gòn. Ảnh: Internet

Chùa bà Ấn Độ hay còn được gọi là đền bà Mariamman. Tương truyền kể rằng Ấn Độ có vị nữ thần Mariamman. Vị nữ thần ấy mang lại mùa màng bội thu, đất đai màu mỡ tốt tươi cho người dân. Không những thế, đối với người Ấn Độ, họ còn cho rằng bà còn ban phát sự ấm no và hạnh phúc cho người dân. Vì tin yêu và tưởng nhớ Bà nên người dân mới lập ra ngôi chùa mang tên Bà Ấn Độ để thờ cúng và tín ngưỡng. Chính vì lẽ thế nên ngôi chùa mang kiến trúc Hindu giáo này luôn tấp nập người đến viếng mỗi ngày. 

  •  Kiến trúc độc đáo mang đậm chất Hindu giáo 

Kiến trúc của chùa Bà Ấn Độ hết sức độc đáo, có thể nói là có 1-0-2 trên đất Sài Gòn này. Chùa được thiết kế theo hình chữ U, mang hơi thở của Hindu giáo. Chùa gồm chính điện thờ thần Mariamman, hai bên có hai bảo vệ Maduraiveeran (bên trái) và Pechiamman (bên phải). Chạy dọc bên tường là tượng của 18 vị thần tượng với những phong thái khác nhau tượng trưng cho 18 ước nguyện của người dân. Nhìn từ ra ngôi chùa sừng sững, nguy nga và tráng lệ. Đến với chùa người dân không những để cúng viếng hay tín ngưỡng mà còn để chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của ngôi chùa Ấn Độ được tọa lạc giữa lòng thành phố Sài Gòn này.

nét độc đáo của chùa bà ấn độ -chùa nổi tiếng ở sài gòn
Kiến trúc độc đáo của chùa Bà Ấn Độ. Nguồn: Internet

3.2. Hoạt động và cúng viếng tại chùa Bà Ấn Độ 

Đặc biệt mỗi ngày hai lần, lễ hiến tế bằng lửa cúng bà Mariamman và các vị thần được tiến hành lần lượt vào 10 giờ và 19 giờ. Lễ viếng này thu hút không chỉ người dân gốc ấn mà còn người Sài Gòn. Theo tín ngưỡng, người đến tham gia lễ hiến úp mặt vào tường đá và cầu nguyện. Với mong muốn ước gì được nấy. Hoạt động này tuy diễn ra rất đều đặn mỗi ngày nhưng ngày nào cũng thu hút rất nhiều du khách. Chứng tỏ, ngôi chùa rất linh thiêng nên họ mới tin tưởng và tới lui mỗi ngày.

lễ úp mặt vào đá
Lễ úp mặt vào đá. Nguồn: Internet

4. Chùa Bà Châu Đốc 3 

  • Địa điểm: phường Long Bình, quận 9, TP. Hồ Chí Minh

Chùa Bà Châu Đốc còn được mệnh danh là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất về linh thiêng ở Sài Gòn. Mỗi ngày thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài đến tham quan và hành hương tại chùa. Người Sài Gòn hay thường nói “Qua sông Đồng Nai là tới Châu Đốc”. Bởi lẽ ngôi chùa có vị trí tọa lạc rất đặc biệt. Chùa Châu Đốc 3 tọa lạc trên cù lao Long Bình giữa sông Đồng Nai.

4.1. Lịch sử và kiến trúc độc đáo của chùa Bà Châu Đốc 3 

  •  Lịch sử của ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn

Ngôi chùa được xây dựng khá lâu đời, từ những năm 1965. Khi vừa mới bước chân qua cổng, chắc chắn các bạn sẽ phải choáng ngợp trước cảnh sắc và kiến trúc quá độc đáo của ngôi chùa linh thiêng này. Chùa Bà Châu Đốc 3 hiện lên với một nét đẹp cổ kính, trang nghiêm và tráng lệ. Nhưng ít ai biết rằng, khi chùa mới xây dựng nó chỉ là một mái lá đơn sơ. Sau nhiều năm hoàn thiện và tu sửa, ngôi chùa đã được trùng tu lại, thu hút nhiều du khách từ mọi nơi đổ về đây đi tham quan ngôi chùa.

chùa bà châu đốc - chùa nổi tiếng ở sài gòn
Chùa Bà Châu Đốc 3. Nguồn: Internet
  • Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn

Khi chưa bước chân vào cổng chùa, đứng từ xa du khách có thể thấy những con rồng uốn lượn in dưới bầu trời xanh thẳm và ánh nắng sáng rực rỡ của Sài Gòn. Trong văn hóa của người Việt Nam, rồng là biểu tượng của sự thịnh vượng, may mắn và an lành. Đây cũng giống như một lời chúc tục dành cho du khách đến viếng thăm chùa.

những con rồng uốn lượn trên bầu trời
Những con rồng uốn lượn trên bầu trời. Nguồn: Internet

Chùa Châu Đốc 3 còn khiến du khách vô cùng ấn tượng. Bởi hình ảnh phật nằm khổng lồ với chiều dài 10m trông thật hùng vĩ và tráng lệ. Khi đến đây du khách không thể nào rời mắt để nhìn ngắm đức Phật, những nét chạm trổ của các nghệ nhân rất khéo léo và điêu luyện. Càng làm tô thêm vẻ trang nghiêm của Phật nghìn mắt nghìn tay linh thiêng trong văn hóa của người Việt.

tượng phật nằm
Tượng phật nằm khổng lồ. Nguồn: Internet

Không những thế, không gian rộng lớn, trang lệ của ngôi chùa khiến không ít du khách ngỡ ngàng. Trong chùa được đặt rất nhiều bàn ghế gỗ, được chạm khắc rất tỉ mỉ. Trên bàn thờ đức Phật được trang trí rất đẹp mắt, đậm chất phật giáo Việt Nam ta. Từ những cây đèn dầu đến những bình hoa hay cặp chân đèn đều được trang trí cách điệu rất đẹp. Trang trí kín tất cả các gian thờ, tôn lên vẻ đẹp huyền bí và trang nghiêm nơi cửa Phật. Chính kiến trúc độc đáo của ngôi chùa đã thu hút sự tò mò của du khách khi đến đây như muốn níu chân họ ở lại. 

4.2. Hoạt động của du khách khi đến viếng thăm chùa nổi tiếng Sài Gòn

  • Tham quan quang cảnh xung quanh chùa nổi tiếng ở Sài Gòn

Vốn được tọa lạc ở vị trí đắc địa và độc đáo. Địa thế nằm trên cao, nằm giữa sông nước và phong cảnh hữu tình nên khi đến đây. Ngoài mục đích viếng thăm chùa, du khách có thể nhìn ngắm phong cảnh chốn bình yên này. 

Vào những dịp cuối tuần hay thời gian rảnh rỗi, không ít du khách đến đây để tham quan, tìm chốn bình yên, trốn khỏi những tiếng còi xe inh ỏi, hay những khói bụi của phố phường sài gòn tấp nập. Đứng từ trên đỉnh núi chùa phóng mắt ra bạn sẽ nhìn bao quát hết phong cảnh nơi đây. Du khách sẽ chìm đắm trong khung cảnh nên thơ lãng mạn, như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Xa xa kia là núi đồi hùng vỹ, phía trước mặt là dòng sông đồng nai thơ mộng. Xa xa kia nữa chính là những gánh hàng rong, những sạp bán hoa quả tấp nập người qua lại. Khiến du khách cứ ngỡ mình đang bước chân vào phiên chợ quê của người Nam Bộ chân chất và mộc mạc.

chùa bà châu đốc - chùa nổi tiếng ở sài gòn đẹp
Vẻ đẹp thơ mộng của chùa Bà Châu Đốc 3. Nguồn: Internet
  •  Ngắm cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp nơi ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn

Nếu có điều kiện du khách hãy đến đây vào những lúc sáng sớm hoặc buổi chiều tà để kịp nhìn ánh mặt trời mọc nơi chân núi. Hay khung cảnh hoàng hôn lãng mạn, với ánh nắng mặt trời chiếu sáng cả một vùng sông núi. Khi về nơi xứ chùa, những tiếng chua ngân vang, chậm rãi từng tiếng từng tiếng một sẽ làm cho các bạn như sống chậm lại hơn. Để nhìn nhận về mọi thứ xung quanh, để chiêm nghiệm lại bản thân để có những phút giây thư giãn, yên bình của cuộc đời,…Khi tìm đến chùa bà Châu Đốc, du khách không những tham quan kiến trúc và phong cảnh nơi đây mà còn để hành hương viếng lễ, cầu mong bình an, sức khỏe và sự may mắn đến cho bản thân và gia đình.

vẻ đẹp của chùa bà châu đốc
Vẻ đẹp của chùa Bà Châu Đốc. Nguồn: Internet

5. Chùa Một Cột Sài Gòn 

  • Địa chỉ: Đặng Văn Bi, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Nam Thiên Nhất Trụ – ngôi chùa độc đáo nằm giữa Sài Gòn còn được người dân đặt là chùa một cột Sài Gòn. Sở dĩ ngôi chùa mang nét kiến trúc giống như ngôi chùa Một Cột ngoài Hà Nội. 

5.1. Lịch sử và kiến trúc của chùa nổi tiếng tại Sài Thành

Ngôi chùa độc đáo này được xây dựng từ năm 1958. Mô phỏng theo kiến trúc độc đáo của chùa Một Cột Ngoài ngoài Hà Nội. Tuy nhiên nó thấp và nhỏ hơn chùa ngoài Hà Nội. Nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc của chùa miền Bắc với hình ảnh rồng phượng ở các góc mái ngói uốn cong vút. Thay vì được làm từ gỗ lim quý giá, ngôi chùa này được làm từ bê tông cốt thép kiên cố, đứng sừng sững trang nghiêm.

nam thiên nhất trụ - chùa nổi tiếng ở sài gòn
Nam thiên nhất trụ. Nguồn: Internet

Diện tích chùa không qua lớn. Từ ngoài nhìn vào cổng Tam Quan bạn sẽ thấy chùa Một Cột nằm giữa long nhãn như một bông sen nở rộ, rực rỡ, nguy nga tráng lệ. Dưới hồ trồng vài đám sen, thi thoảng lại thấy đám cá chép đớp nước lao xao, hoặc đâu đó cụ rùa thong thả bơi trong làn nước.

chùa một cột ở sài gòn
Vẻ đẹp thơ mộng của ngôi chùa. Nguồn: Internet

Chánh điện được bài trí tôn nghiêm với kết cấu ba gian, gian giữa thờ Đức Thích Ca Mâu Ni Phật. Hai gian bên thờ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và Đức Địa Tạng Bồ Tát. Bước chân vào chùa, bạn như lạc vào thế giới của cửa Phật, không gian tĩnh mịch và yên ắng càng góp phần làm nên vẻ trang nghiêm nơi ngôi chùa lạ này. 

5.2. Hoạt động và lễ hội tại chùa Một Cột ở Sài Gòn 

Vào những dịp lễ Tết, hay ngày hội Phật Đản, chùa đông kín người. Hàng ngàn du khách đổ về đây để cúng viếng và cầu mong. Họ mong cho mình một cuộc sống bình an, ấm no và hạnh phúc. Hay vào những dịp cuối tuần có rất nhiều du khách về đây để ăn cơm cùng Phật. Để tìm chốn thanh tịnh, giữa Sài Gòn tấp nập. Những tiếng chuông chùa vang lên, làm xua đi bao nỗi muộn phiền, bao lo âu thấp thỏm. Cũng chính vì thế mà nhiều người rất thích đi viếng chùa.

Không những thế với kiến trúc độc đáo. Chùa còn thu hút rất nhiều khách đến đây để tham quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi chùa lạ nằm giữa thành phố Sài Gòn tấp nập. Nhiều du khách còn nói rằng: thoạt đầu cứ nghe chùa một cột giữa Sài Gòn là nói đùa. Đến đây mới thấy bất ngờ vì vẻ đẹp lôi cuốn và trang nghiêm của nó. Thật là một ngôi chùa đẹp, lạ nhất mà tôi từng ghé thăm.

chùa được trang trí đẹp mắt
Chùa được trang trí đẹp mắt vào dịp lễ hội. Nguồn: Internet

6. Chùa miếu nổi Phù Châu 

  • Địa chỉ: phường 5, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Miếu nổi lênh đênh giữa sông Sài Gòn là điểm đến của rất nhiều người. Người dân kể rằng khi miếu này rất linh thiêng, người dân đến đây ước gì được nấy. Tiếng lành đồn xa nên ngôi chùa Miếu Nổi ngày càng thu hút nhiều du khách đến để viếng thăm và hành hương. Họ đến đây không những để cầu mong sức khỏe, tiền tài mà các bạn trẻ chưa tìm được nửa kia của mình đến đây để còn cầu duyên.

6.1. Lịch sử và kiến trúc của Miếu Nổi 

  •  Lịch sử xây dựng của chùa Miểu Nổi 

Tương truyền, thế kỷ 18, một người đàn ông chài lưới đã vớt được xác một phụ nữ,. Ông đem chôn trên Cù Lao rồi lập một Miếu nhỏ để thờ. Từ đó cuộc sống khấm khá hơn. Chính vì thế mà Miếu Nổi đã ra đời. Ngôi chùa Miếu nổi này đã tồn tại hơn 300 năm qua. Miếu Nổi được cho là 1 trong những nơi cầu duyên linh thiêng bật nhất tại đất Sài Thành. Trước năm 1975, đây là điểm hành hương nổi tiếng của người dân Sài Gòn nhưng sau đó gần như bị bỏ hoang. Đến năm 1989, một người Hoa tên Lục Câu bỏ tiền sửa sang, khôi phục lại miếu.

miếu nổi sài gòn
Miếu nổi Phù Châu. Nguồn: Internet

Vị trí tọa lạc của nó cũng vô cùng độc đáo. Nằm ngay giữa một nhánh sông giữa sài gòn, lênh đênh trên mặt nước, chính vì thế người dân mới đặt tên cho nó là chùa Miếu Nổi. Miếu được xây gần như bao trùm trên một cồn đất nhỏ có diện tích khoảng hơn 2000 m2 nổi giữa sông. Do bao trùm là nước nên ai muốn đến đây đều phải đi qua 1 con đò. Tuy đường đi khó khăn là vậy nhưng hàng ngày vẫn có hàng trăm lượt khách ghé thăm chùa.

  •  Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn

Đến đây du khách sẽ bị choáng ngợp bởi kiến trúc độc đáo của ngôi chùa. Từ ngoài cổng bước vào bạn sẽ thấy được rất nhiều nét chạm trổ rồng phục trên ngôi chùa. Và rất nhiều tượng điêu khắc mang hình hài rồng bay phượng múa linh thiêng, với cầu mong sức khỏe, bình an và hạnh phúc. Bước vào bên trong cổng chùa, bạn sẽ được nhìn ngắm rất nhiều những con rồng được chạm trổ tinh xảo, uốn lượn ôm lấy thân cột.

chạm trổ rồng phụng
Nét độc đáo trong kiến trúc xây dựng chùa. Nguồn: Internet

Các gian thờ bên trong, trái, phải đều có khắc rất nhiều đôi rồng sinh động, đẹp mắt. Phần mái của miếu cũng chạm trổ tinh xảo với hàng trăm nghìn mảnh sứ tạo thành hình ảnh rồng, chim, mây núi…Sau nhiều lần trùng tu Phù Châu miếu đã trở nên khang trang và lối kiến trúc đặc sắc pha lẫn nét văn hóa Việt – Hoa. Sự giao thoa trong kiến trúc, mang lại cho người viếng một không gian mới lạ và trang nghiêm. Phía trong chính điện của Phù Châu miếu được thiết kế rất cầu kỳ và đẹp mắt. Chính giữa gian tiền điện thờ Phật Di Lặc, hai bên thờ Phật Tổ Như Lai và Địa Mẫu.

6.2. Hoạt động và lễ hội tại miếu nổi Phù Châu 

Như bao ngôi chùa khác. Khi đến với chùa miếu nổi khách viếng thường đi hành hương để cầu an, tiền tài và sức khỏe cho người thân. Tuy nhiên, có một điểm nổi bật mà ít ngôi chùa nào có được đó là sự linh thiêng của chùa trong việc se duyên cho các bạn chưa tìm được nửa kia của minh. Chính vì thế nên các bạn trẻ chưa lập gia đình, hay vẫn đang mình đơn gối chiếc thường hay đến đây để cầu xin được xe duyên với ý trung nhân đời mình. Với kiến trúc độc đáo và đẹp mắt, không gian nguy nga tráng lệ, không ít du khách đến đây để tham quan và chụp ảnh lưu niệm. Đây được xem như một kiến trúc độc đáo mọc lên giữa lòng sông Sài Gòn.

du khách chụp ảnh tại miếu nổi
Du khách check-in tại Miếu Nổi Phù Châu. Nguồn: Internet

Chính vì nằm ở giữa lòng sâu. Nên nhiều du khách vào mỗi dịp lễ thường hay đến đây để phóng sanh. Với mong muốn mãnh liệt những ước nguyện của mình sẽ trở thành hiện thực. Có một đời an nhiên, không vướng bận khổ đau, khắc khoải. 

Trong mỗi ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn đều có những nét kiến trúc, vẻ đẹp và sự bí ẩn khác nhau. Đến tham quan thành phố Sài Gòn, đặc biệt là nếu bạn muốn tìm một chốn thanh tịnh để trút bỏ hết những phiền muộn, mệt mỏi trong lòng thì đừng bỏ qua những ngôi chùa cổ kính, trang nghiêm và linh thiêng này nhé! 

Na Na tổng hợp