1. Tại sao lịch đón Tết ở Nhật Bản lại thay đổi?

Tết ở Nhật Bản đã thay đổi ngày từ công cuộc đổi mới của Minh Trị. Theo tinh thần “Văn hóa tây phương trong tinh thần Nhật Bản”, nước Nhật đón tết dương lịch để khớp với lịch làm ăn của phương Tây.

Ngoài ra, Nhật Bản cũng muốn thoát khỏi sự ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa. Không thể phủ nhận nhiều phong tục tập quán ở các nước phương Đông xuất phát từ Trung Quốc. Trong đó có tục đón năm mới theo âm lịch.

không khí ngày tết ở nhật bản
Tết ở Nhật Bản đã thay đổi ngày từ công cuộc đổi mới của Minh Trị. (Nguồn Internet)

Từ hai lý do trên, từ năm 1873, nước Nhật bắt đầu ăn Tết dương lịch. Điều này thực sự mang lại nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, văn hóa Nhật Bản cũng đã trải qua không ít xáo trộn. Thực chất, mùa xuân thực sự tại Nhật chỉ bắt đầu vào tháng 3 khi hoa mận và anh đào nở rộ. Thời điểm đón tết hiện tại lại là giai đoạn lạnh nhất trong năm. Do đó người Nhật có thêm lễ hội hoa anh đào để đón xuân sang.

Tuy đã chuyển sang đón Tết dương lịch nhưng người dân Nhật Bản vẫn giữ nguyên những phong tục ăn tết truyền thống. Nét văn hóa ngày tết của xứ sở mặt trời mọc khiến du khách thập phương tò mò và thích thú.

2. Món ăn ngày Tết ở Nhật Bản

  • Món Osechi – ryori

Osechi – ryori cỗ Tết Nhật Bản chính là mâm cỗ ngày Tết truyền thống của người Nhật Bản. Bắt đầu từ thời kỳ Heian. Món ăn này không chỉ đặc biệt về hình thức bắt mắt mà còn độc đáo bởi đa dạng các loại bánh mang ý nghĩa tốt đẹp mà người dân muốn gửi gắm nhân dịp năm mới. Osechi được đựng trong một tráp jūbakosơn và mở ra ăn dần vào ngày đầu năm.

món osechi ăn vào ngày tết ở nhật bản
Osechi – ryori cỗ tết Nhật Bản chính là mâm cỗ ngày tết truyền thống (Nguồn Internet)

Osechi – ryori gồm đa dạng món ăn với đầy đủ các vị ngọt, chua, mặn đến các thức ăn khô. Mâm cỗ Tết ở Nhật đầy ý nghĩa khiến ai cũng thích thú.

  • Món Kuri-kinton trong ngày Tết ở Nhật Bản

Đây là món ăn mà người Nhật cầu nguyện sự giàu có và một năm mới tốt đẹp. Kuri-kinton có màu vàng tươi, thường được trang trí bắt mắt. Tuy nhiên, món này hơi khó ăn vì độ dẻo của bánh.

món kuri-kinton ăn vào ngày tết ở nhật bản
Kuri-kinton tương trưng cho sự giàu có (Nguồn Internet)
  • Món Datemaki

Với vẻ ngoài khá tương đồng với món trứng chiên cuộn Tamago yaki nhưng Datemaki mang lại cho thực khách mùi vị vô cùng khác biệt. Món ăn này có vị ngọt đặc trưng và được kết hợp độc đáo với một số nguyên liệu đặc biệt như bánh cá Hanpen. Bánh có vị tơi xốp và mịn.

tết ở nhật bản datemaki
Vẻ ngoài khá tương đồng với món trứng chiên cuộn Tamago yaki (Nguồn Internet)
  • Tết ở Nhật Bản có món Kohaku Kamaboko

Phong tục Tết của Nhật Bản không thể nào thiếu món Kohaku Kamaboko với ý niệm đánh đuổi tà ma và cầu bình an. Món ăn này được làm từ thịt cá trắng đã được xay thật nhỏ mịn. Các gia vị được người phụ nữ Nhật nêm với tỉ lệ vàng.

món kohaku kamaboko
Kohaku Kamaboko có ý niệm đánh đuổi tà ma (Nguồn Internet)

Màu sắc bắt mắt chính là điểm nhấn của thức quà ngày Tết này. Bánh có hai màu trắng và đỏ được kết hợp vô cùng bắt mắt, được hấp cho chính. Khi chín, bánh sẽ cứng hơn. Theo quan niệm của người Nhật, màu đỏ tượng trưng cho vũ khí xua đuổi tà ma và màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết. Ngoài ra, hình dáng của chiếc bánh biểu hiện cho bức tranh tuyệt mỹ của mặt trời lúc rạng đông trong ngày đầu năm mới.

  • Món Tatsukuri

Cái tên Tatsukuri mang ý nghĩa là trồng trọt. Đây là món khô cá mòi có vị ngọt thanh. Cái tên “tatsukuri” có liên quan đến việc trồng lúa. Nguồn gốc của tên gọi của món ăn này xuất phát từ thói quen trồng ruộng của người dân Nhật. Trước đây, những người ngôn dân thường sử dụng cá mòi để làm phân bón. Phân cá mòi giúp ruộng lúa phát triển tốt và bội thu. Do đó, món ăn mòi khô xuất hiện trong những ngày đầu năm chính là mong ước của người dân về những vụ mùa tươi tốt cho năm mới.

món tatsukuri
teriyaki small dried sardines
  • Món Kazunoko 

Bộ sưu tập Osechi của người Nhật không thể thiếu Kazunoko là một món trứng cá trích. Cá trích làm món ăn này vô cùng quý hiếm và đắt tiền, được ướp trong nước tương Dashi ngọt. Trong tiếng nhật thì từ “Kazu” có nghĩa là số lượng, “ko” là từ chỉ con cái. Do đó, đây là món ăn biểu tượng cho sự chúc phúc, hy vọng các gia đình may mắn có nhiều con cái.

tết nhật bản với món kazunoko
Đây là món ăn biểu tượng cho sự chúc phúc về con cái (Nguồn Internet)
  • Món Ozoni

Đây là tên gọi của món canh mà người Nhật thường ăn vào đầu năm mới. Tùy vào vùng miền mà cách chế biến của món này cũng khác nhau. Tuy nhiên những nguyên liệu không thể thiếu gồm Omochi, đậu hủ, khoai, thịt gà, rau xanh, các loại rau củ màu sắc khác.

tết nhật bản với món zoni
Món canh truyền thống không thể thiếu (Nguồn Internet)

3. Các phong tục đón Tết ở Nhật Bản truyền thống

3.1. Osouji (Dọn dẹp nhà cửa)

Theo quan niệm, Tết ở Nhật Bản là thời điểm người dân chào đón các vị thần của năm mới. Do đó, để không thất lễ, nhà cửa cần được dọn dẹp tinh tươm, sạch sẽ. Thời gian trước, người Nhật thường bắt đầu tổng vệ sinh nhà vào ngày Susuharai (nhằm 13/12).

Osouji
Người Nhật thường bắt đầu tổng vệ sinh nhà vào ngày Susuharai (Nguồn Internet)

Tuy nhiên từ khi Nhật bắt đầu hội nhập, không còn đón lễ tết truyền thống thì người dân sẽ dọn dẹp vào ngày 31/12. Các địa điểm tâm linh như chùa chiềng và các điện vẫn còn giữ lễ nghi Susuharai. Đồng thời các buổi lễ này cũng được tổ chức long trọng trong không khí linh thiêng vào đúng ngày 13/12 hằng năm.

3.2. Trang hoàng nhà cửa

Theo truyền thống tết ở Nhật Bản thì vào ngày 28 và 30/12, người dân sẽ tiến hành các khâu trang trí. Người dân tránh làm việc này vào ngày 29 vì trong tiếng Nhật, 29 khá giống với cụm từ “Nijyu no kurushimi”, có ý nghĩa là “Hai lần nỗi đau”. Đặc biệt, người Nhật cũng tránh trang hoàng nhà cửa vào ngày 31 vì trang trí ở thời gian cận tết được xem là hành động thất lễ.

trang trí
Các căn nhà được trang trí tỉ mẩn từng chi tiết (Nguồn Internet)

3.3. Tết ở Nhật Bản treo Shimenawa trước cửa nhà

Shimenawa trong phong tục tết ở Nhật Bản có ý nghĩa trừ tà ma và chào đón các vị thần. Đồng thời, rước những điều tốt lành. Mỗi gia đình sẽ có cách trang trí riêng, tuy nhiên nhìn chung thì Shimenawa đều trên tinh thần thể hiện sự vui tươi nên thường có màu sắc sặc sỡ, họa tiết nổi bật. Gia chủ cũng như khách đến nhà đều cảm thấy bình yên và ấm cúng.

shimenawa
Shimenawa trong phong tục tết ở Nhật Bản có ý nghĩa trừ tà ma (Nguồn Internet)

3.4. Đặt Kadomatsu trước cửa

Phong tục đặt Kadomatsu cũng là nét độc đáo trong văn hóa ngày Tết ở Nhật Bản. Một bó Kadomatsu truyền thống thường được làm bằng 3 ống tre tươi, vài cành thông được xếp theo số lẻ và được trang trí bằng nhiều họa tiết độc đáo. Kadomatsu thường được đặt trước cửa nhà và trước cửa công ty.

Kadomatsu Nhật
Kadomatsu được làm bằng 3 ống tre tươi, vài cành thông được xếp theo số lẻ (Nguồn Internet)

Người dân xứ sở mặt trời mọc luôn cho rằng quan niệm rằng hạnh phúc là điều vốn không thể chia được và sự bất hạnh mới cần phải “chia hết. Do đó, các cành thông làm Kadomatsu phải được xếp theo số lẻ. Ngoài ra, cách lựa chọn vật liệu cũng thể hiện nhiều gửi gắm của người dân. Các loại dây thừng bền chắc như cỏ, dải giấy trắng được sử dụng để bện cây mang theo nhều ý niệm tốt lành.

Cây thông được xem là biểu tượng của sự vĩnh hằng, trường cửu trong khi tre tượng trưng cho sự bền bỉ, dẻo dai. Dù sinh sống ở môi trường khắc nghiệt thì hai loại cây trên vẫn có thể thích nghi và phát triển. Do đó, tre và thông xuất hiện trong những ngày đầu năm chính là lời chúc sức khỏe tuyệt vời nhất cho mọi người.

Kadomatsu
Kadomatsu trước cửa nhà (Nguồn Internet)

3.5. Tết ở Nhật Bản có tục đặt Wakazari trong bếp

Wakazari được treo ở bếp là lời cảm tạ dành cho các vị thần lửa, thần nước. Người Nhật quan niệm chính những vị thần này đã mang lại những bữa cơm đầm ấm cùng cuộc sống sung túc cho gia đình mình. Đó là một vòng tròn với hoa kết ở phía trên và ở phần móc treo. Vòng tròng được bện từ một đoạn dây thừng. Ngoài ra, Wakazari còn được treo ở mui xe ô tô và xe đạp để cầu an toàn trong năm.

Wakazari
Wakazari được treo ở bếp là lời cảm tạ dành cho các vị thần lửa, thần nước (Nguồn Internet)

3.6. Thắp hương cúng tổ tiên và thần

Theo nét văn hóa của châu Á, người Nhật cũng rất chú trọng việc thờ cúng tổ tiên và các vị thần.Trong đêm giao thừa, gia chủ sẽ dâng lên các loại bánh dầy, bánh Tokonoma. Sau đó cả gia đình sẽ cùng nhau thành kính cầu nguyện để được tổ tiên và thần linh phù hộ. Đặc biệt, trên bàn còn bày đũa nhọn ở cả 2 đầu. Lý giải cho điều này, người Nhật cho rằng cả người và các vị thần đều dùng nên cần chuẩn bị đũa thật chu đáo.

Tokonoma
Các loại bánh dầy, bánh Tokonoma (Nguồn Internet)

3.7. Đi chùa đầu năm

Chuyến đi đầu năm cầu mong bình an của người Nhật được gọi là Hatsumoude. Bao gồm hoạt động viếng chùa và điện thần. Theo truyền thống, nhiều người sẽ tranh thủ thời gian đi viếng thần điện vào đúng thời khắc giao thừa. Tuy nhiên, việc cầu an này có thể thực hiện tùy theo sắp xếp của mỗi gia đình. Khi dâng hương điện Thần, người thăm điện sẽ gửi lại 5 yên. Trong tiếng Nhật, 5 yên là “Go en” cũng có nghĩa là “may mắn” và “duyên”.

Hatsumoude
Chuyến đi đầu năm cầu mong bình an của người Nhật được gọi là Hatsumoude (Nguồn Internet)

Người dân Nhật cũng đi chùa đầu năm để cầu bình an và thịnh vượng. Tuy nhiên, họ thường chọn những ngôi chùa có hướng tốt để đến thăm và cầu nguyện. Trước khi viếng chùa, người dân Nhật sẽ vệ sinh thật sạch sẽ. Khi đến chùa, sau khi vái lễ, người dân sẽ chắp tay cầu nguyện, xin quẻ, gửi tiền công đức và khai bút đầu năm.

3.8. Tục lì xì đầu năm mới tết ở Nhật Bản

Cũng như Việt Nam, người Nhật cũng có tục lì xì cho người già và trẻ nhỏ được gọi là Otoshidama. Với quan niệm “xởi lởi trời gởi trời cho”, người dân Nhật Bản lì xì cho trẻ em cầu mong các em sẽ chóng lớn, nhận nhiều may mắn. Các cụ già được mừng tuổi và được chúc sống thọ bên con cháu. Ngoài ra, mỗi người còn tự tay viết thiệp cùng những lời chúc tốt lành dành cho người thân và bạn bè của mình.

Otoshidama
Các phong bao lì xì được chuẩn bị từ trước tết (Nguồn Internet)

4. Gợi ý các hoạt động trải nghiệm Tết ở Nhật Bản

4.1. Đón Bình Minh trên núi Takao

Nếu đang có ý định ghé thăm Nhật Bản vào dịp Tết này thì bạn không thể bỏ lỡ khoảnh khắc mặt trời tuyệt đẹp ở núi Takao. Đỉnh núi cao 599m so với mực nước biển tạo điều kiện thuận lợi nhất để đón bình minh. Vào ngày lễ tết, dòng người tìm về Takao rất đông. Chắc chắn du khách sẽ vỡ òa với ánh mặt trời rực rỡ ngay tầm mắt.

takao
Cảnh sắc tuyệt đẹp trên núi Takao (Nguồn Internet)

Ngoài ra, bạn còn có thể hòa mình vào “lễ hội đón ánh sáng” được thực hiện tại nhà tuyện trên đỉnh núi của chùa Yakuo-in. Nghi lễ cầu nguyện thường bắt đầu từ lúc nửa đêm, do đó, nếu có thể, bạn nên đến đỉnh Takao sớm để tham gia và chọn vị trí đẹp để ngắm mặt trời vào hôm sau. Từ đây, du khách cũng ngắm được ngọn núi tuyết phủ Phú Sỹ.

4.2. Đón Tết ở Nhật Bản, nhớ ghé Kyoto

Trong hành trình tìm hiểu về tết ở nhật bản, du khách không nên bỏ qua lễ hội Okera bắt đầu từ khoảng 7h30 tối ngày 31/12 và kéo dài đến 1/1. Đây là nghi lễ truyền thống của người Nhật với nhiều thủ tục độc đáo. Người ta đốt cháy các thanh gỗ mỏng để viết lên mong ước trong năm mới. Sau đó, người dân sẽ châm một đoạn rơm vào đống lửa và giữ cho đến khi về nhà.

lễ hội
Các lễ hội tại Nhật mang nét văn hóa độc đáo (Nguồn Internet)

Tuy nhiên, du khách sẽ không được mang sợi dây cháy âm về. Bù lại, bạn sẽ được phục vụ rượu Okera sake, có thể nhâm nhi và tận hưởng không khí từ lúc giao thừa đến sáng. Trước lúc bình minh, du khách nên nắm bắt cơ hội đến thăm tòa tháp Kyoto. Chỉ duy nhất trong ngày đầu năm, bạn mới có cơ hội tham quan tháp từ 6:30. Đây là địa điểm tuyệt vời để khách thập phương quan sát toàn thành phố. Đồng thời, tận hưởng không khí tết ở Nhật Bản một cách trọn vẹn nhất.

4.3. Rút quẻ may mắn

Omikuji – rút quẻ may mắn là một trong những việc “không thể bỏ lỡ” khi đi lễ chùa hoặc đền trong ngày Tết. Sau khi mua một quẻ thăm may mắn, bạn sẽ biết được vận mệnh của mình trong năm mới. Các lời giải thích chi tiết về công danh, sự nghiệp, tình yêu, sức khỏe sẽ được in trên một cuộn giấy hoặc dải giấy mỏng. Ngoài ra, còn có bài thơ về một luân lý hay của Nhật Bản đính kèm. Với số lượng du khách ghé thăm Tết ở Nhật Bản ngày càng đông, các chùa còn bán thẻ bằng các ngôn ngữ khác nhau.

Omikuji
Các dải giấy may mắn (Nguồn Internet)

Trên đây là tổng hợp những nét độc đáo trong văn hóa ngày Tết ở Nhật Bản. Hy vọng các bạn đã tích lũy được nhiều kiến thức thú vị cho những chuyến du ngoạn xứ sở mặt trời mọc. Nếu có cơ hội, hãy ghé thăm nước Nhật vào dịp Tết để trải nghiệm những phong tục độc đáo và thú vị của nơi này nhé. Ngoài ra, với sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ Việt – Nhật, bạn cũng có thể trải nghiệm thông qua các lễ hội Tết Nhật ở Việt Nam với đa dạng các món ăn truyền thống cùng những điệu nhảy hay trò chơi dân gian thật hấp dẫn.

Nguyễn Mai tổng hợp