1. Canh bóng thả

Món ăn ngày Tết miền Bắc không thể nào thiếu vắng canh bóng thả hay còn được gọi là canh thập cẩm. Đây là một món ăn Tết cổ truyền đặc trưng của người dân vùng Bắc Bộ xưa. Món ăn này đòi hỏi người nấu phải có sự khéo léo và tỉ mỉ trong từng bước làm. Nước canh bóng phải trong, ngọt thanh cùng hương vị đậm đà từ nước hầm hương kết hợp với các loại rau củ và bóng bì. Những ngày đầu năm Miền Bắc tiết trời se lạnh, ngồi thưởng thức chén canh bóng thả nóng hổi thơm ngon thì còn gì bằng. Món ăn với màu sắc bắt mắt cùng ý nghĩa cầu mong cho một năm mới sung túc, ấm no và vạn điều may mắn sẽ đến với gia đình.

món ăn ngày tết miền bắc với canh bóng thả
Đón Tết cùng mâm cổ với món canh bóng thả. Ảnh: Internet

Nguyên liệu 

Canh bong thả đòi hỏi sự kỳ công của người đầu bếp ngay từ khâu chuẩn bị nguyên liệu bao gồm

dĩa đựng rau củ quả và thịt
Khâu chuẩn bị nguyên liệu cần phải đầy đủ. Ảnh: Internet
  • 200 gram xương heo
  • 150 gram giò sống
  • 1 miếng bì heo khô
  • 15gram nấm đông cô
  • 1 búp súp lơ
  • 1 củ cà rốt
  • 100 gram hạt sen
  • 100 gram đậu hòa lan nguyên trái
  • Rượu trắng, gia vị, gừng

Các bước thực hiện

Để làm nên món canh bóng thả thơm ngon và hấp dẫn đúng chuẩn hương vị miền Bắc, bạn cần tham khảo theo các bước thực hiện dưới đây

cách nấu canh bóng thả
Chỉ cần 30 phút là bạn có thể thưởng thức được món canh bóng thả vô cùng thơm ngon. Ảnh: Internet
  • Bước 1: Đầu tiên cho bì heo khô vào nước ấm để làm mềm. Sau đó làm sạch, khử mùi bì heo khô bằng gừng và rượu
  • Bước 2: Tiếp theo ngâm nấm đông cô khô vào nước để mềm. Gọt cà rốt, súp lơ thành từng miếng mỏng có độ dày khoảng 0,3cm và rửa sạch bằng nước muối
  • Bước 3: Tiến hành ninh nước dùng bằng xương heo khoảng hơn 30 phút đến 1 tiếng. Sau đó nặn giò sống thành các viên tròn có kích cỡ tương đương nhau vào nồi, nêm nếm gia vị vừa ăn. Chờ khi giò sống đã chín thì vớt giò ra và cho cà rốt, su hào vào nước dùng khoảng 5 phút, cuối cùng cho súp lơ vào đun 3 phút.
  • Bước 4: Cuối cùng cho nấm đông cô, hạt sen, bì heo, đậu hòa lan đã được làm sạch từ trước cùng giò sống vào nồi đun khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp

2. Bánh chưng

Nhắc đến những món ăn ngày Tết miền Bắc là phải nhắc đến bánh chưng. Đặc biệt những ngày giáp Tết 29, 30 các thành viên trong gia đình thường quay quần bên nhau để gói bánh và thức khuya để nấu bánh. Đây là ký ức tươi đẹp vẫn còn sống mãi trong lòng bao thế hệ. Món ăn là sự kết hợp hài hòa giữa nếp dẻo mềm cùng nhân đậu xanh ngọt bùi và chút thịt 3 chỉ thơm béo ngậy. Tất cả tạo nên hương vị đặc trưng ngày Tết mà không có món ăn nào có thể thay thế được. Bánh chưng luôn hiện diện trong mâm cơm ngày Tết với ý nghĩa như sự biết ơn trời đất mưa, thuận gió hòa quanh năm cho mùa màng bội thu và mang lại cuộc sống sung túc hơn.

món ăn ngày tết miền bắc với bánh chưng
Bánh chưng là món ăn truyền thống ngày Tết của người Việt. Ảnh: Internet

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Nguyên liệu để chế biến món ăn này khá đơn giản bao gồm

nguyên liệu làm bánh chưng
Nguyên liệu làm bánh chưng khá dễ mua. Ảnh: Internet
  • Gạo Nếp
  • Thịt 3 chỉ
  • Đậu xanh đã bỏ vỏ
  • Lá dong, lạt
  • Hạt tiêu, muối, các loại gia vị

Các bước làm bánh Chưng

Bước 1: Cần chuẩn bị

  • Đầu tiên đem gạo nếp làm sạch, ngâm qua đêm. Đậu xanh vo sạch và nấu chín. Lưu ý khi đậu xanh vẫn còn nóng, nhanh tay dùng muỗng hoặc chày đánh chuyễn sao cho thật mịn.
  • Tiếp theo vo đậu xanh thành từng viên tròn và để nguội. Tùy theo lượng bánh bạn dự định làm mà điều chỉnh cân đối lượng đậu xanh viên phù hợp nhất
  • Tiến hành cắt thịt 3 chỉ thành các miếng lớn dày khoảng 1,5 cm và ướp với các loại gia vị như muối, hạt tiêu,…
  • Làm sạch lá dong và lạt, sau đó để ráo nước

Bước 2: Quy trình gói bánh

các bước gói bánh chưng
Hướng dẫn các bước gói bánh chưng bằng khuôn. Ảnh: Internet
  • Sử dụng khuôn có sẵn để cố định các cạnh của chiếc bánh. Lần lượt xếp lá và gập theo các cạnh của khuôn. Sau đó, nhấc khuôn mẫu ra bạn sẽ có được phần đáy chiếc bánh vuông đẹp như ý muốn
  • Tiếp theo cho lần lượt theo thứ tự nếp, đậu, thịt rồi cho thêm một lớp đậu, gạo lên trên.
  • Gấp lá phần trên thật vuông vắn và nhấc khuôn ra
  • Dùng lạt mềm buộc chặt bánh lại

Bước 3: Luộc bánh

  • Cho lần lượt bánh vào nồi lớn, đổ ngập nước bánh và luộc khoảng từ 6 đến 8 tiếng. Nhớ để lửa lớn liên tục nhằm đảm bảo bánh chín đều và thơm mềm.
luộc bánh chưng món ăn ngày tết miền bắc
Cả nhà vây quần bên nồi bánh chưng ngày Tết. Ảnh: Internet

Bước 4: Vớt bánh

  • Sau khi bánh chín, vớt bánh ra và làm sạch bằng nước lạnh. Cuối cùng chất bánh lên trên mặt phẳng và dùng vật nặng đè bánh để bánh được chắc

3. Gà luộc

Nghe có vẻ khá bất ngờ và quen thuộc khi gà luộc lại xuất hiện trong danh sách những món ăn ngày Tết ở miền Bắc. Hình ảnh con gà thường mang đến nhiều quan niệm tốt đẹp đối với người xưa, gà gáy đánh gọi mặt trời dậy, đánh thức người nông dân ra đồng. Đặc biệt nó còn là hình ảnh đại diện cho sự cương trực, mạnh mẽ. Chính vì thế mà món gà luộc thường nằm trong danh sách các món ăn truyền thống ngày Tết. Tuy nhiên để có thể luộc được gà ngon và chín vừa phải không hề đơn giản. Vì thế, hãy cùng theo dõi cách làm món gà ngon đúng ý dưới đây nhé!

gà luộc món ăn ngày tết miền bắc
Gà luộc luôn là món ăn trong mâm cỗ ngày Tết. Ảnh: Internet

Chuẩn bị nguyên liệu 

Đầu tiên, cần phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu giống như sau

  • Một con gà trống chắc thịt
  • 1 mẫu gừng
  • 1 ít hành lá
  • 3, 4 cánh hoa hồi
  • Lá Chanh

Cách chế biến món gà luộc

Thực hiện theo các bước đơn giản sau

cách nấu gà luộc
Luộc gà vô cùng đơn giản ngay tại nhà. Ảnh: Internet
  • Bước 1: Đun nước sôi và cho cánh hoa hồi, hành lá và gừng thái lát vào nồi. Sau đó cho gà đã được làm sạch vào (đặt gà nằm úp), lưu ý lượng nước phải đủ ngập ¾ con gà.
  • Bước 2: Sau khi nước sôi lần 2 thì dùng vá rưới nước luộc lên khắp thân gà khoảng 5 phút.
  • Bước 3: Lật ngược gà trở lại, tắt bếp và lấy vung dậy nồi lại khoảng 15 đến 20 phút. Lúc này gà đã bắt đầu chín đều. Bạn có thể dùng đũa để kiểm tra, nếu gà vẫn còn sống thì tiếp tục đun cho đến khi gà chín đều và da vàng ươm
  •  Bước 4: Cuối cùng vớt gà ra đĩa cho ráo nước và chặt gà thành các miếng đẹp mắt để xếp lên đĩa

4. Xôi Gấc

Xôi Gấc là món ăn truyền thống ngày Tết được yêu thích trong các bữa cơm sum vầy của người miền Bắc. Họ quan niệm rằng màu đỏ của xôi sẽ mang đến nhiều may mắn cho gia đình vào dịp đầu năm mới. Dùng món ăn này tượng trưng cho sự sung túc, may mắn và ấm no cả năm. Đặc biệt, cách thực hiện món xôi gấc truyền thống cũng khá đơn giản.

dĩa xôi gấc màu đỏ
Món ăn quen thuộc của người dân miền Bắc mỗi dịp Tết đến Xuân về. Ảnh: Internet

Các nguyên liệu cần chuẩn bị 

Nguyên liệu dễ mua và rẻ tiền bao gồm

  • Nếp cái hoa vàng
  • 1 quả gấc chín
  • Nước cốt đưa
  • Đậu phộng
  • Các loại gia vị như mắm, hạt nêm, đường

Các bước thực hiện món xôi gấc

Tham khảo các bước làm xôi gấc ăn ngày Tết dưới đây

cách nấu xôi gấc
Hướng dẫn cách nấu xôi gấc ngon đúng điệu. Ảnh: Internet
  • Bước 1: Đầu tiên vo sạch nếp và ngâm khoảng 6 tiếng hoặc ngâm qua đêm để gạo nở mềm.
  • Bước 2: Sơ chế quả gấc bằng cách bổ đôi, bỏ hạt lấy phần cơm bên trong, có thể cho một ít rượu trắng để gấc lên màu đỏ đều và đẹp mắt
  • Bước 3: Tiếp theo cho gấc và gạo nếp trộn đều với nhau. Sau đó cho thêm một ít muối và đường vào hỗn hợp trên.
  • Bước 4: Lấy gạo nếp cùng gấc đã trộn vào nồi hấp khoảng 45 phút. Trong khi hấp, nhớ thường xuyên dùng đũa xới đều gạo để đảm bảo xôi chín đều
  • Bước 5: Khi xôi chín, rưới nước cốt dừa lên đều và trộn đều tay để nước cốt dừa thấm đều vào xôi
  •  Bước 6: Cuối cùng cho xôi ra đĩa hoặc vào khuôn, rưới đều đậu phộng đã chuẩn bị sẵn

5. Món ăn truyền thống ngày Tết miền Bắc với chả nem rán

Những bữa cơm vây quần bên gia đình ngày Tết cùng nhau thưởng thức món nem rán giòn rụm là những kỉ niệm khó quên với những đứa con miền Bắc. Cơm ăn kèm với nem rán giống như một phần không thể thiếu trong hương vị ngày Tết đặc trưng của nơi đây. Sự kết hợp hoàn hảo giữa thành phần nhân nem rán cùng lớp vỏ giòn rụm, một chút vị mặn mà của nước chấm chắc hẳn sẽ khiến bạn phải xuýt xoa khi nghĩ đến.

chả nem rán món ăn ngày tết miền bắc
Giòn ngon hấp dẫn với món chả nem rán miền Bắc. Ảnh: Internet

Các nguyên liệu chuẩn bị

Khâu chuẩn bị nguyên liệu cần đầy đủ

nguyên liệu làm chả nem rán
Chuẩn bị tất cả nguyên liệu làm chả nem rán tại nhà nhanh gọn. Ảnh: Internet
  • Bánh đa nem
  • 50gram miếng dong
  • 50 gram mộc nhĩ
  • 100 gram tôm thịt
  • 100 gram thịt xay
  • 1 củ cà rốt
  • 20 gram hành lá
  • ¼ củ khoai tây
  • 1 quả trứng gà
  • Gia vị
  • Dầu ăn
  • Các loại rau ăn kèm

Các bước thực hiện

Cách thực hiện vô cùng đơn giản và dễ làm ngay tại nhà

cách gói chả nem rán
Cuốn chả nem rán rất dễ làm và nhanh chóng. Ảnh: Internet
  • Bước 1: Bắt đầu với miến dong, mộc nhĩ ngâm nước để mềm và cắt nhỏ. Tiếp theo thái nhỏ cà tốt, khoai tây, tôm vừa ăn. Sau đó, trộn đều các nguyên liệu trên vào tô cùng thịt xay, gia vị, trứng gà để hỗn hợp thấm gia vị khoảng 10 phút.
  • Bước 2: Trải bánh đa nem, cho 1 thìa nhân lên bánh tráng và cuốn lại. Bạn có thể sử dụng vỏ ram để giữ được độ giòn lâu. Lần lượt cuốn đến khi hết nhân
  • Bước 3: Cho dầu sôi, thả nem vào chảo và chiên đều vừa lửa đến khi nem vàng chín thì vớt ra để ráo dầu
  • Bước 4: Làm nước chấm với nước mắm, giấm và các loại tỏi ớt cùng 3 thìa đường. Ăn kèm nem rán cùng các loại rau thơm đã được chuẩn bị sẵn.

Trên đây là những món ăn ngày Tết miền Bắc thường có trong mâm cỗ đầu năm. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn lựa chọn được nhiều món ngon để chuẩn bị cho những ngày đầu năm mới thật trọn vẹn. Đặc biệt cùng gia đình vây quần bên nhau cùng thưởng thức đầy đủ hương vị Tết cổ truyền Việt.

Mỹ Duyên tổng hợp