1. Lễ hội mùa xuân tại Chùa Hương – Mỹ Đức

1.1. Giới thiệu đôi nét về lễ hội

  • Lễ hội mùa xuân tại Chùa Hương được tổ chức tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
  • Giá vé tham quan: 50.000 đồng
  • Giá vé đò dọc sông Hương: từ 35.000 đồng – 40.000 đồng (mỗi thuyền chở khoảng 7 – 8 người)

Lễ hội mùa xuân này diễn ra vào mùng 6 tết âm lịch hàng năm. Có thể nói đây là một trong những lễ hội đầu xuân lớn nhất Việt Nam. Lớn cả về không gian và thời gian. Ở những lễ hội đầu xuân khác, thời gian diễn ra khoảng 3 – 4 ngày, nhiều nhất là một tuần lễ. Nhưng tại Chùa Hương, du khách có thể thoải mái sắp xếp cho mình một lịch trình thích hợp nhất để lễ chùa. Miễn là trong khoảng thời gian kéo dài từ mùng 6 tết đến hết tháng 3 âm lịch.

Hội xuân ở chùa Hương
Lễ hội chùa Hương. Nguồn: Internet

Bên cạnh đó, Chùa Hương được tổ chức với quy mô rộng lớn. Vì thế nên mỗi khi đến dịp lễ hội đã thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Ai ai cũng hớn hở và nô nức để đến đây trẩy hội, viếng chùa.

Đông đảo du khách đến viếng chùa Hương
Đông đảo du khách đến hội chùa Hương. Nguồn: Internet

1.2. Những nét đặc sắc trong lễ hội

  • Hành hương, viếng lễ trong hội Chùa Hương

Nhắc đến chùa chiềng, người ta liền liên tưởng đến hình ảnh dòng người đi viếng lễ, hành hương. Họ đi lễ chùa để cầu mong cho sự bình an và thịnh vượng. Du khách đến với Chùa Hương cũng không ngoại lệ. Họ mang trong mình tinh thần hồ hỡi, vui vẻ, với niềm tin tưởng dành cho tâm linh. Với sự thành tâm khấn Phật, họ mong muốn rằng mình có thể dễ dàng đạt được những gì mong muốn và cầu nguyện.

du khách viếng thăm chùa hương
Du khách hành hương, viếng lễ tại chùa. Nguồn: Internet
  • Khung cảnh nên thơ nơi xứ chùa

Đến với Chùa Hương du khách còn được hòa mình vào khung cảnh lãng mạn, mênh mông của sông nước. Sau khi đi hành lễ, viếng hương họ có thể tham quan khung cảnh xung quanh chùa. Phương tiện đi lại chính là những chiếc thuyền chuyên biệt để chở du khách. Ngồi trên thuyền, khách du lịch tha hồ mà check-in, thả hồn vào thiên nhiên. Bên cạnh đó, họ có thể thư thái để ngắm cảnh và tận hưởng vẻ đẹp mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho mảnh đất này.

ngắm nhìn cảnh sông hương trong lễ hội mùa xuân
Khung cảnh nên thơ nơi xứ chùa. Nguồn: Internet

2. Lễ hội mùa xuân Đống Đa – Tây Sơn

2.1. Giới thiệu đôi nét về lễ hội

  • Lễ hội mùa xuân trên mảnh đất võ Tây sơn này được diễn ra ở Bảo Tàng Quang Trung. Trực thuộc thị trấn Phú Phong, Huyện Tây Sơn, Bình Định. Cách thành phố Quy Nhơn chừng 45km, nằm gần với Quốc Lộ 19 về hướng Gia Lai.

Nhắc đến Tây Sơn, Bình Định ai ai trong mỗi chúng ta đều biết đây chính miền đất võ. Không những thế Bình Định còn là quê hương của vị anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ. Tên tuổi của người gắn liền với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa lừng lẫy lịch sử năm 1789. Hàng năm cứ vào dịp mùng 4 và mùng 5 tết Âm lịch, người dân nơi đây đã tổ chức lễ hội Đống Đa – Tây Sơn. Lễ hội được diễn ra thật trang nghiêm, hoành tráng. Mục đích là để tưởng nhớ đến hoàng đế Quang Trung, nghĩa quân Tây Sơn đã anh dũng chiến đấu và không ngại hi sinh bảo vệ Tổ Quốc.

Lễ hội mùa xuân ở Đống Đa - Tây Sơn
Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn. Nguồn: Internet

2.2. Những hoạt động đặc sắc và ấn tượng trong lễ hội

  • Ngày đầu của hội xuân Đống Đa – Tây Sơn

Vào ngày mùng 4 tết – ngày đầu tiên của lễ hội sẽ diễn ra hoạt động dâng lễ tế hoa và dâng hương. Lễ này được diễn ra tại tượng đài của vua Quang Trung. Để không khí thêm trang nghiêm, lễ dâng tế được phối hợp thực hiện trên nền của chín tiếng trống sấm. Chín tiếng trống này tượng trưng cho nghĩa quân Tây Sơn anh hùng hào kiệt cùng với 6 vị văn thần võ tướng được thờ bên trong điện Tây Sơn.

Lễ hội đầu xuân ở Đống Đa - Tây Sơn
Lễ dâng hương, dâng hoa. Nguồn: Internet

Không những thế, không gian xung quanh lễ tế còn được trang trí rất nhiều cờ, lọng và tiếng kèn nhạc. Nhằm làm tăng thêm vẻ uy nghiêm của buổi tế lễ. Điều này khiến cho mọi người tham gia lễ hội đều có cảm giác như đang sống lại với những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc. Từ đó giúp khơi dậy trong mỗi con người có mặt nơi đây lòng tự hào, sự tự tôn dân tộc. Và lòng biết ơn sâu sắc dành cho nghĩa quân Tây Sơn anh hùng hào kiệt của những năm tháng lịch sử ấy….

trang trí rất nhiều cờ và lọng tại lễ hội mùa xuân
Lễ hội được trang trí rất nhiều cờ vạ lọng. Ảnh: Internet
  • Ngày thứ 2 của lễ hội mùa xuân trên mảnh đất Tây Sơn

Vào ngày thứ hai của lễ hội, tức là mùng 5 tết âm lịch hàng năm. Du khách tứ phương sẽ được hòa mình vào những lễ hội vô cùng đặc sắc, mang đậm dấu ấn của miền đất võ. Đó chính là những màn múa võ cổ truyền dân tộc được thực hiện trên nền nhạc vô cùng hào hùng. Những tiết mục này được biểu diễn của các võ sĩ, võ sư, những nghệ nhân có tên tuổi. Một trong những tiết mục biểu diễn đặc sắc, thu hút rất lớn từ sự quan tâm của du khách như Song phượng kiếm, Hùng kê quyền, Roi Thái Sơn,…

Hôi xuân ở Đống Đa - Tây Sơn
Màn biểu diễn võ cổ truyền. Nguồn: Internet

Để góp phần làm cho mọi người hiểu sâu sắc về trận chiến Ngọc Hồi năm xưa, lễ hội đã dành riêng một buổi trình diễn tái hiện lại trận đánh hào khí năm nào. Đắm chìm trong không gian ấy du khách như được lội ngược dòng thời gian để sống lại với những những năm tháng hào hùng của dân tộc.

Tái diễn trận chiến Ngọc Hồi - Đống Đa tại lễ hội mùa xuân
Tái diễn trận chiến Ngọc Hồi – Đống Đa. Nguồn: Internet

Bên cạnh những hoạt động chính, những du khách đến với lễ hội còn được tham gia các trò chơi dân gian rất thú vị. Một trong số những trò chơi ấy là hô bài chòi, thi làm bánh truyền thống,….Đối với những vị du khách tâm linh, họ còn bị ấn tượng bởi giếng nước di tích của anh em nhà Tây Sơn. Họ quan niệm rằng khi uống nước giếng này họ sẽ gặp được may mắn và bình an trong năm mới.

Hội bài chòi - lễ hội mùa xuân
Du khách tham gia hô bài chòi. Nguồn: Internet
Đông đảo du khách tham quan di tích giếng nước anh em nhà Tây Sơn
Di tích giếng nước anh em nhà Tây Sơn. Nguồn: Internet
  • Những nét đặc sắc làm nên thành công của lễ hội

Ông bà ta có câu “Tiếng lành đồn xa”, điều này thật đúng đắn! Nhờ vào sự chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng của lễ hội nên đã để lại trong lòng du khách thật nhiều ấn tượng tốt đẹp. Vì thế nên mỗi năm cứ đến dịp lễ hội, trên các cung đường lân cận diễn ra của buổi lễ đều đông kín người. Xung quanh còn rộn rã tiếng reo hò, hồ hỡi của hàng ngàn du khách khi đặt chân đến đây.

3. Lễ hội đua thuyền Gò Bồi – Tuy Phước

3.1. Giới thiệu đôi nét về lễ hội đua thuyền

  • Lễ hội đua thuyền Gò Bồi được diễn ra chính thức ở thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Lễ hội mùa xuân luôn là nét đặc sắc của vùng đất Bình Định. Vào mùng 2 tết âm lịch hàng năm, hàng nghìn du khách lại đổ xô về Tuy Phước để xem lễ hội đua thuyền. Lễ hội này được diễn ra trên dòng sông Gò Bồi đầy thơ mộng và trữ tình. Đua thuyền từ lâu đã là lễ hội đầu xuân truyền thống của ngư dân huyện Tuy Phước. Hội đua được phối hợp tổ chức bởi người dân của các xã lân cận: Phước Sơn, Phước Thuận, Phước Thắng và Phước Hòa.

Dòng sông thơ mộng - Gò Bồi
Dòng sông Gò Bôì thơ mộng. Nguồn: Internet

Mang cái tên là “đua” thuyền nhưng người dân nơi đây không quan trọng việc phân biệt thắng thua. Điều họ mong muốn chính là mang đến niềm vui trong việc đầu xuân mới. Đồng thời, còn giúp ngư dân thể hiện tinh thần đoàn kết và sức mạnh trong lao động. Không những thế người dân nơi đây còn mong muốn có một năm mưa thuận gió họ, để họ có thể yên tâm mà lao động trên biển.

Đua thuyền Gò Bồi - lễ hội mùa xuân
Các đội tham gia đua thuyền. Nguồn: Internet

3.2. Những hoạt động vui chơi độc đáo và thú vị

  • Chuẩn bị thuyền chiến cho hội xuân Gò Bồi

Trước khi lễ hội bắt đầu khoảng 3 tháng, chính quyền địa phương phối hợp cùng với người dân sinh sống tại địa bàn chuẩn bị chiếc thuyền “chiến” cho đội mình. Mỗi chiếc thuyền sẽ được trang trí theo một dáng vẻ khác nhau. Điều này giúp người tham gia lễ hội dễ dàng quan sát và nhận diện.

  • Cuộc tranh tài của các ngư dân trong hội Xuân

Vào đúng ngày mùng 2 Tết âm lịch, lễ hội đua thuyền chính thức được diễn ra. Lễ hội gồm có hai hoạt động chính đó là: đua thuyền dành cho nam và đua thuyền dành cho nữ. Mỗi đội gồm có 10 vận động viên, độ tuổi từ hai mươi đến bốn mươi tuổi. Ai ai cũng hồ hỡi, cố gắng hết sức để bơi về đích thật nhanh để đem chiến thắng cho đội nhà.

cuộc đua thuyền trên sông gò bồi vào lễ hội mùa xuân
Cùng nhau tranh tài. Nguồn: Internet

Khách du lịch trong và ngoài nước vây kín khu vực dòng sông Gò Bồi trong lễ hội mùa xuân để cổ vũ cho các đội tham gia thi đấu. Cùng với đó là những tiếng trống reo hò của các cổ động viên làm cho trận chiến trở nên hào hứng và nhộn nhịp. Chính điều này đã làm sống động cả một dòng sông vốn dĩ rất thơ mộng và trữ tình. Trong không khí đầu năm mới, trong không gian nô nức trẩy hội của dân địa phương và du khách trong và ngoài nước. Mỗi ai tham gia lễ hội có cảm giác thật vui tươi và tự hào về quê hương về dân tộc.

Lễ hội mùa xuân trên sông Gò Bồi
Đông đảo du khách đến xem và cổ vũ. Nguồn: Internet

4. Lễ hội mùa xuân trên núi Bà Đen – Tây Ninh

4.1. Lễ hội mùa xuân – đôi nét về núi Bà Đen (Tây Ninh)

  • Ngọn núi xinh đẹp này được tọa lạc ở vị trí cách thành phố Tây Ninh 11km, cách biên giới Việt Nam – Campuchia 52 km.

    Đỉnh núi Bà Đen
    Núi Bà Đen tuyệt đẹp. Nguồn: Internet

Theo như truyền thuyết, ngày xưa có một người con gái tên Đen. Nàng ta vốn xuất thân từ một gia đình viên quan trấn thủ vùng Miên, tôn sùng đạo phật. Nhưng cuộc đời thật trớ trêu! Nàng bị gia đình ép duyên với con của một người quan sống ở vùng Trảng Bàng. Vì không chấp thuận mối duyên tơ này mà nàng đã bỏ nhà lên xuất gia. Và cũng chính ngọn núi này nàng đã trút hơi thở cuối cùng của mình.

núi điện bà lễ hội mùa xuân
Núi Điện Bà. Nguồn: Internet

Từ đó người dân mới đặt tên núi này là núi Bà Đen. Sau khi mất, tiếng tăm của bà vang đi xa, được nhiều người biết đến. Bà được Triều Nguyễn phong là “Linh Sơn Thánh Mẫu” – một cái tên hết sức tôn nghiêm và uy vệ.

Đền Linh Sơn Thánh Mẫu - hội xuân núi Bà Đen
Đền Linh Sơn Thánh Mẫu. Nguồn: Internet

4.2. Những hoạt động trẩy hội vô cùng ấn tượng và linh nghiêm

  • Hội xuân trên núi Bà Đen

Núi Bà Đen là cái tên khá quen thuộc đối với du khách trên mảnh đất hình chữ S. Ngọn núi này nổi tiếng bởi vẻ đẹp thơ mộng, huyền ảo và địa thế đắc địa. Hằng năm cứ vào dịp Tết đến Xuân về trên ngọn núi này tổ chức lễ hội mang tên ngọn núi Bà Đen. Hoạt động này đã thu hút rất nhiều du khách đến tham quan đến từ các tỉnh lân cận. Chiếm đại đa số là các du khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam. Họ  về đây để bái lễ, cầu nguyện và hành hương.

Núi bà Đen - lễ hội mùa xuân
Vẻ đẹp nên thơ của ngọn núi Bà Đen. Nguồn: Internet
  • Lễ vía Lịnh Sơn Thánh Mẫu

Lễ hội núi Bà Đen hay còn gọi là lễ vía Linh Sơn Thánh Mẫu. Hội xuân được diễn ra vào mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Mặc dù lễ hội chính được diễn ra duy nhất trong ba ngày từ rằm đến 18 tháng giêng nhưng trong 3 tháng đầu năm ở trung tâm Điện Bà vẫn thu hút rất đông đảo khách du lịch. Khách đến đây để hành hương và bái lễ. Theo thống kê số lượng du khách vẫn không hề có dấu hiệu hạ nhiệt trong những năm gần đây.

Đông đảo du khách đến lễ hội mùa xuân - núi Bà Đen
Du khách hành hương và bái lễ. Nguồn: Internet

Muốn lên tới đỉnh núi Bà Đen du khách phải đi bộ và leo núi. Đây là một thách thức khá thú vị cho những những khách thích khám phá và du hành. Đền Linh Sơn Thánh Mẫu được tọa lạc ở lưng chừng núi, khi đi đến đây du khách có thể dừng chân nghỉ ngơi và hành hương.

Cô gái mặc áo xanh chụp ảnh ở đền Linh Sơn Thánh Mẫu vào dịp hội xuân
Du khách check-in tại đền Linh Sơn Thánh Mẫu. Nguồn: Internet

Đối với một số du khách có sức khỏe tốt và đam mê khám phá, họ có thể tiếp tục cuộc hành trình để leo đến đỉnh núi để viếng lễ. Tại đây họ có thể thoải mái dừng chân nghỉ ngơi và dùng cơm chay tại chùa.

Du khách check-in đỉnh núi Bà Đen
Chinh phục đỉnh núi Bà Đen. Nguồn: Internet
  • Lễ hội núi Bà Đen – điểm đến lí tưởng của du khách

Trong những năm gần đây số lượng du khách đến viếng chùa, hành hương vào dịp trên núi Bà Đen ngày càng đông. Khi đến đây những du khách dường như mang trong mình một sự niềm tin vào tâm linh. Họ tin rằng với sự thành khẩn, với sự linh thiêng nơi xứ Chùa Bà sẽ giúp họ gặp được nhiều may mắn, thuận lợi, an khang trong niềm vui hân hoan của đầu năm mới.

lễ hội tại núi bà đen
Đông đảo du khách đến tham gia lễ hội. Nguồn: Internet

5. Một số lưu ý khi có dự định tham gia các lễ hội mùa xuân

  • Nếu có dự định tham gia lễ hội vào dịp đầu xuân thì bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin về điểm đến, nhà trọ, phương tiện di chuyển,… trước khi đi.
  • Tránh trường hợp mùa hàng “đắt đỏ” vào dịp Tết, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cá nhân thiết yếu
  • Vào mùa Tết các điểm đến lễ hội thường rất đông người, do đó bạn nên chú ý cẩn thận để không bị móc túi hay cướp giựt tài sản.
  • Phương tiện di chuyển đến những địa điểm này vào mùa Tết hay xuất hiện tình trạng hết vé. Vì thế, bạn nên chủ động đặt vé sớm để lựa chọn chỗ ngồi thoải mái nhất.
  • Nếu lựa chọn đi máy bay bạn nên ra sớm trước khoảng 2 giờ so với giờ khởi hành để làm thủ tục lên máy bay nhanh chóng hơn.
  • Không nên mang quá nhiều đồ đạc mà chỉ đem theo những vật dụng cá nhân cần thiết nhất.
  • Bạn nên tìm hiểu các thông tin về thời tiết tại địa điểm mình đến để có phương án dự phòng như mang theo đồ mặc hay thuốc uống.

Lễ hội mùa Xuân được xem như di sản văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam ta. Mỗi một lễ hội không những mang trong mình một câu chuyện mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa. Những ý nghĩa về văn hóa và nhân văn cao đẹp. Vì lẽ thế nên khi có thời gian và cơ hội chúng ta hãy cùng nhau hòa mình vào những lễ hội đặc sắc của dân tộc. Để thêm yêu, thêm mến mảnh đất hình chữ S thân thương này bạn nhé!

Na Na tổng hợp