1. Ý nghĩa đi chùa ngày Tết

Đi chùa ngày Tết để gửi gắm ước vọng

Đi chùa ngày Tết – thời điểm bắt đầu năm mới bao giờ cũng là khoảnh khắc thiêng liêng để kết thúc một năm cũ đầy nỗ lực cố gắng. Bước sang năm mới, mọi nhà đều mong muốn vạn điều tốt đẹp và gửi gắm nhiều ước vọng của mình. Tết đến Xuân sang, chốn nhà Phật trở thành địa điểm tâm linh thanh tịnh mà nhiều người tìm đến để bày tỏ nguyện ước của mình.

đi chùa vào ngày Tết lễ chùa đầu năm
Chốn nhà Phật trở thành địa điểm tâm linh thanh tịnh mà nhiều người tìm đến (Nguồn: Internet)

Do đó, người Việt quan niệm rằng, đi lễ chùa ngày Tết sẽ giúp con người xua tan đi mọi muộn phiền của năm cũ. Từ đó, đón chào năm mới an lành và nhiều may mắn. Nhiều người lễ chùa ngay sau khoảnh khắc giao thừa để hái lộc cầu may. Trong khoảnh khắc ấy, con người được hòa mình vào chốn thanh tịnh, tâm hồn an yên và cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

Thể hiện lòng thành kính

Người Việt quan niệm đi chùa vào ngày Tết cũng là một cách thể hiện sự thành tâm của mình. Ngày trước, theo quan niệm của cha ông, Phật xuất phát từ tâm của mỗi người. Khi muốn gửi công đức thể hiện lòng thành, tín đồ có thể gửi trực tiếp cho trụ trì hoặc bỏ vào hòm công đức.

thể hiện thành kính
Đi chùa vào ngày tết cũng là một cách thể hiện sự thành tâm (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên ngày nay, quan niệm đã khác xưa. Mọi người cho rằng lòng thành kính cần thể hiện rõ bằng cách để ít tiền lên bàn thờ và cầu nguyện. Một số khác tin rằng chỉ cần thật tâm cầu tài lộc và cầu phúc cho gia đình với một ít tiền lễ và xoa tay vào người Phật để đấng linh thiêng ghi nhận lời thỉnh cầu.

Cách hành lễ khi đi chùa ngày Tết

Trong cách hành lễ khi đi lễ chùa ngày tết giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam tương đối khác. Trong đó, lối hành lễ của người miền Nam thường đơn giản hơn nhiều. Trong khi người miền Bắc chuẩn bị đầy đủ mâm quả lẫn xôi thịt thì người miền nam chỉ không đem theo đồ lễ. Nhiều Phật tử chỉ chuẩn bị hoa quả và không quá câu nệ.

nhiều người đi chùa đầu năm
Cách hành lễ ở hai miền khác nhau (Nguồn: Internet)

Đặc biệt, trong lời khấn cũng có sự khác biệt. Người miền Bắc quan niệm cần khấn chỉnh chu với sớ bằng chữ nho vô cùng trang trọng. Phía Nam, người lễ chùa chỉ ước gì thì nguyện nấy, lời khấn cũng thường ngắn gọn, không cầu kỳ, văn vẻ.

2. Nên đi chùa vào ngày nào trong Tết?

Thực chất, không nhất thiết phải đi chùa ngày mùng 1 Tết, tùy vào mỗi gia đình có thể sắp xếp cùng nhau viếng chùa vào ngày phù hợp trong Tết. Mỗi ngày đều có một ý nghĩa tâm linh riêng.

Mùng 1

Đi chùa mùng 1 Tết vốn là thói quen của nhiều người Việt. Đặc biệt là thời khắc sau khi đón pháo hoa giao thừa, họ đến chùa sớm để cầu nguyện cho gia đình được bình an, hạnh phúc. Viếng chùa vào ngày này mang ý nghĩa cả năm an lạc và gặp nhiều may mắn.

mùng 1
Đi chùa mùng 1 tết vốn là thói quen của nhiều người Việt (Nguồn: Internet)

Đi chùa ngày tết vào mùng 2 và mùng 3

Ngày mùng 2 và mùng 3 nếu đến chùa thì bạn sẽ cầu được tiền tài cho cả năm. Tiền vô như nước, tiền ra nhỏ giọt do đây là ngày lễ đón Hỷ thần (may mắn, hạnh phúc). Do đó thần tài sẽ gõ cửa nhà những người đã thành tâm cầu nguyện.

đi chùa ngày tết mùng 2
Ngày mùng 2, 3, nếu đến chùa thì bạn sẽ cầu được tiền tài cho cả năm (Nguồn: Internet)

Mùng 4

Mùng 4 được xem là ngày “cầu gì được nấy”. Theo quan niệm xa xưa, ngày này, các gia đình sẽ đón các vị thần từ thiên đình trở về cai quản hạ giới. Do đó, họ sẽ chứng giám cho mọi điều nguyện ước của bạn và biến chúng trở thành sự thật. Đi chùa ngày này, bạn có thể cầu mọi điều từ tiền tài, công danh đến tình yêu, sức khỏe.

mùng 4
Mùng 4 được xem là ngày “cầu gì được nấy” (Nguồn: Internet)

Đi lễ chùa ngày tết mùng 6

Nếu cầu bình an thì tín đồ Phật giáo nên viếng chùa vào ngày này. Ngày này rất tốt để bạn cầu mong bình an, sức khỏe và gia đạo.

đi chùa ngày tết mùng 6
Ngày này rất tốt để bạn cầu mong bình an, sức khỏe, gia đạo (Nguồn: Internet)

3. Hoạt động đi chùa ngày tết

3.1. Hái lộc đầu xuân

Ý nghĩa

Bên cạnh phong tục lễ chùa, người Việt còn có lễ hái lộc đầu xuân. Người xưa đã quan niệm rằng cây cối chính là sở hữu sự sống tốt nhất, đặc biệt là sinh sôi nảy nở. Do đó, những chồi non xanh mướt mới nhú vào những ngày đầu xuân chắc chắn sẽ tràn đầy sinh lực.

hái lộc
Chồi non tượng trưng cho mong ước của người Việt có được sức khỏe dẻo dai (Nguồn: Internet)

Người Việt ta lễ chùa, hái lộc đầu năm nhằm gửi gắm mong ước có được sức khỏe dẻo dai và mạnh mẽ như các loài cây. Thông thường, người ta sẽ xin lộc ở các đình hoặc chùa như một nhánh cây non và dâng lên bàn thờ tổ tiên. Một số gia đình treo ở trước nhà để rước tài lộc.

Nên hái lộc từ những cây nào?

Theo phong tục truyền thống, người Việt thường hái cành lộc từ các loại cây như đa, sung, xanh, si để mọi điều may mắn, tài lộc dồi dào. Khi hái cành cây tùng, cúc, trúc, mai thì mọi thành viên trong gia đình sẽ luôn dồi dào sức khỏe và hạnh phúc.

hái lộc cây nào
Người Việt chỉ chọn hái những loài cây mang ý nghĩa may mắn, thịnh vượng (Nguồn: Internet)

Nhiều người còn cho rằng nên chọn những cành lộc sở hữu dáng dấp của người quân tử, vừa thể hiện được sự rộng lượng, vừa bao dung. Chắc chắn sẽ mang lại điều tốt lành cho cả năm. Ngày nay, có nhiều quan niệm về lộc xuân. Đôi khi vài quả khế, một chậu cây nho nhỏ, một cành hoa… đem về nhà trong ngày đầu năm chính là lộc quý cho cả năm.

3.2. Xin chữ đầu năm khi đi chùa ngày Tết

Chữ cũng được người Việt xem như lộc đầu năm. Đó là những nét chữ thư pháp hoặc chữ Hán được viết nắn nót trên tờ giấy đỏ:

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”

Đây chính là những hình ảnh quen thuộc trong ngày tết truyền thống của Việt Nam. Xin chữ thể hiện việc trân trọng sự học của dân ta và xin được chữ đẹp chứng tỏ cả năm sẽ may mắn. Con cháu trong nhà sẽ học hành giỏi giang, gia đình nền nếp.

đi chùa ngày tết xin chữ
Xin chữ thể hiện việc trân trọng sự học của dân ta (Nguồn: Internet)

4. Trang phục đi chùa ngày Tết

4.1. Các lỗi cần tránh khi đi chùa ngày tết

Chùa là nơi tôn nghiêm, do đó khi đi viếng chùa, các bạn cần chọn cho mình trang phục thích hợp. Đặc biệt cần tránh những trang phục sau đây:

Trang phục sặc sỡ

Theo quan niệm của nhà Phật, chùa chiềng chính là nơi linh thiêng và tôn nghiêm. Do đó những người đến lễ Phật nên cần thể hiện được sự trang trọng, tôn kính. Do đó, những trang phục với những sắc màu nổi bật như cam, xanh, đỏ… thường sẽ gây sự chú ý và khiến không gian thờ cúng không còn được thanh tịnh. Có thể những trang phục này giúp bạn tự tin và trông đầy sức sống hơn trong ngày đầu năm mớ. Tuy nhiên, hãy hạn chế để không bị phản cảm nhé.

đi chùa ngày tết mặc lòe loẹt
Trang phục quá lòe loẹt không phù hợp khi lễ chùa (Nguồn: Internet)

Thay vào đó, các bộ đồ trang nhã cùng tông màu với các loại áo tràng mà Phật tử là tốt nhất. Đó là các màu nâu, màu lam, màu hồng nhạt…

Đi chùa ngày Tết mặc quá kiểu cách

Khi đến chùa, bạn cần mặc trang phục đơn giản và thoải mái nhất để tránh gây ảnh hưởng đến những người cùng đi lễ. Đồng thời cũng là cách tránh những rủi ro trong quá trình lễ Phật. Thực chất, những trang phục có quá nhiều chi tiết như dây, tà quá dài sẽ dễ khiến bạn bị vướng víu vào hương. Nhiều trường hợp người lễ chùa bị hương vướng vào bị cháy vải hoặc rách vải. Chắc chắn bạn sẽ không muốn những ngày đầu năm của mình phải muộn phiền đúng không nào?

rườm rà
Trang phục rườm rà gây rắc rối khi hành lễ (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý hạn chế những đôi giày quá cầu kỳ hoặc quá khó đi như giày cao gót. Việc bạn loay hoay để mang giày hoặc di chuyển chậm chạp trong quá trình hành lễ sẽ phiền đến những người khác.

Đi chùa ngày Tết với trang phục quá ngắn

Đi chùa nào ngày tết cũng vậy, các bạn gái nên tạm cất các trang phục ngắn mà mình yêu thích ở nhà nhé. Các thiết kế áo cộc, váy xẻ cao, váy ngắn, trang phục cut-out, áo khoét khổ hở hang không phù hợp khi đi lễ. Nếu lỡ diện các trang phục trên, bạn có thể sử dụng váy chống nắng để che kín. Hoặc hiện nay, các chùa có hỗ trợ khách đến thăm những mảnh vải quấn quanh người, bạn có thể liên hệ đến bộ phận này.

đi chùa ngày tết váy ngắn
Cô gái mặc váy ngắn bị dân mạng lên án (Nguồn: Internet)

Trang phục xuyên thấu

Có thể bạn đã khéo léo kết hợp để trông thật kín đáo. Nhưng loại trang phục này vẫn không được khuyến khích do dù nó vẫn bị đánh giá là gợi cảm và gây tò mò. Bạn không mong muốn điều này nhưng những người lễ chùa chắc chắn sẽ có cảm giác phản cảm. Nếu trong trường hợp bạn ghé ngang chùa sau khi đi chơi ở đâu đó thì hãy sử dụng áo khoác, váy chống nắng để thật chỉn chu trước khi bước vào chốn tâm linh.

đì chùa ngày tết xuyên thấu
Trang phục xuyên thấu gây phản cảm nên cửa chùa (Nguồn: Internet)

Đặc biệt, các cô gái không nên diện quần tất lưới do tính khêu gợi quá cao. Thậm chí, các cô nàng công sở cũng bị cấm diện loại tất này đến chỗ làm. Do vậy, tất lưới chắc chắn sẽ không phù hợp với chốn chùa chiềng tôn nghiêm, linh thiêng. Thay vào đó, bạn nên chọn các loại tất trơn, màu sắc nhã nhặn để giữ ấm khi diện đầm quá gối.

4.2. Gợi ý trang phục phù hợp

Áo dài

Nói về trang phục vừa đẹp vừa nhã nhặn phù hợp để lễ chùa phải kể đến trang phục truyền thống Áo dài của nước ta. Nét đẹp kín đáo tôn lên vẻ đẹp của người du xuân, viếng chùa cả giới nam và giới nữ. Đặc biệt nếu cả gia đình cùng diện áo dài chắc chắn sẽ có một bộ ảnh đầu xuân tuyệt đẹp với quang cảnh chùa linh thiêng.

áo dài
Áo dài nhã nhặn luôn là lựa chọn tuyệt vời (Nguồn: Internet)

Đặc biệt, nếu diện áo dài đỏ đầu xuân thì cả năm sẽ gặp được nhiều may mắn. Đặc biệt, đối với các vùng miền có tiết trời se lạnh, người mặc có thể chọn chất liệu như nhung để giữ ấm. ngoài ra, bạn có thể chọn áo dài cách tân, một xu hướng mới dành cho các bạn gái. Kiểu áo này vừa đẹp vừa kín đáo thích hợp cho hoạt động đi lễ chùa ngày tết.

Trang phục phật tử

Chắc chắn không có kiểu trang phục nào phù hợp bằng quần áo được thiết kế riêng cho phật tử. Hiện nay có rất nhiều địa điểm bán trang phục này với nhiều mẫu mã khác nhau. Có nhiều màu sắc để bạn lựa chọn như màu xám, màu hồng, màu nâu, màu trầm. Cùng với đó là những họa tiết bắt mắt là biểu tượng của nhà phật như hoa sen, hoa đào nhã nhặn.

đồ phật tử
Trang phục Phật Tử phù hợp cho cả gia đình khi đi lễ chùa ngày tết (Nguồn: Internet)

5. Lưu ý khi đi chùa ngày Tết

Khi lễ Phật

Đến chùa, tín đồ nên lưu ý dâng các đồ chay như hoa quả, xôi chè chay, hương… Đặc biệt không mang theo các đồ lễ mặn bước vào chánh điện. Cùng với đó, các bạn cũng cần hạn chế các hoạt động như mua và đốt vàng mã cúng Phật tại chùa. Thay vào đó, hãy thực hiện theo hướng dẫn của các nhà sư hoặc đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

đi chùa ngày tết hoa quả
Tín đồ nên lưu ý dâng các đồ chay như hoa quả, xôi chè (Nguồn: Internet)

Nhà chùa thường khuyến khích phật từ thắp một nén hương và thành tâm khấn vái. Do đó khi đi chùa vào ngày tết, bạn có thể khấn hoặc chỉ sử dụng một nén nhang để thắp ở điện chính. Đặc biệt, chú ý không tự ý mang đồ nhà chùa ra về.

Khi hành lễ

Các bạn đến thăm chùa cần lưu ý không nên vào chùa từ cửa giữa ở gian chính. Thay vào đó, khi đi qua cổng Tam quan, hãy vào bằng cửa Giả Quan (bên phải). Sau đó, bạn có thể đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Đặc biệt, cửa ở chính giữa (Cửa Trung quan) là lối đi dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Khi hành lễ hãy đi đứng nghiêm chỉnh, không gây tiếng ồn và di chuyển nhanh chóng sau khi lễ phật xong.

lễ chùa
Hãy lưu ý lối ra vào khi hành lễ (Nguồn: Internet)

Đi chùa ngày Tết vốn là nét văn hóa tốt đẹp của người Việt chúng ta. Tuy nhiên, đi lễ Phật sao cho đúng và thể hiện được sự thành tâm thì không phải ai cũng nắm rõ. Đặc biệt, giới trẻ cần tìm hiểu nhiều hơn về tục lễ chùa để hiểu hơn về ý nghĩa của phong tục này nhé. Hy vọng những lưu ý khi đi chùa ngày Tết trên đây là những gợi ý để các bạn có chuyến hành hương đầu năm trọn vẹn, cầu gì được nấy. Chúc các bạn một năm mới thật bình an, thịnh vượng và mọi điều như ý!

Mai Nguyễn tổng hợp