1. Ý nghĩa của bánh mứt ngày Tết

Bánh mứt ngày Tết như một phần không thể thiếu trong mâm cỗ dâng ông bà, tổ tiên. Tết luôn mang lại niềm vui và hân hoan cho tất cả mọi người. Đây là dịp để gia đình sum họp và đoàn viên cùng nhau. Đặc biệt là thời gian quý báu để những đứa con xa xứ trở về với gia đình, về thăm quê hương – nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Nhưng dù đang ở thời đại nào, dù cuộc sống có hiện đại đến đâu đi chăng nữa thì ngày Tết Việt Nam vẫn không thể thiếu những đòn bánh tét, nồi bánh chưng xanh cùng với đó là khay mứt Tết truyền thống. Bên cạnh những cành mai vàng, những đĩa bánh tét, những món thịt kho tàu thơm ngon,…Mứt Tết được làm từ đôi bàn tay của người phụ nữ Việt Nam, trở thành món ăn linh hồn của Tết cổ truyền.

bánh mứt ngày tết nguyên đán
Mâm cỗ Tết. Nguồn: Internet

Người ta còn quan niệm rằng khay bánh mứt trong ngày Tết với đủ thành phần như bánh, kẹo, củ quả, mứt, cho đến các loại hạt,… Là biểu tượng mang lại sự may mắn, sự hòa hợp, sum vầy cho năm mới. Như vậy khay bánh kẹo mứt này không chỉ đẹp mắt mà theo phong thủy là cho năm mới thêm may mắn phát tài.

bánh mứt ngày tết đẹp mắt
Bánh mứt ngày Tết cổ truyền dân tộc. Nguồn: Internet

2. Các loại bánh mứt ngày Tết

2.1.  Bánh chưng trong Tết của người miền Bắc 

  • Ý nghĩa của bánh chưng vào ngày Tết Nguyên Đán

Bánh chưng được xem như một loại bánh cổ truyền và không thể thiếu trong Tết của người miền Bắc. Nếu thiếu bánh chưng có lẽ ngày Tết của họ sẽ không được trọn vẹn. Nguồn gốc của bánh bắt nguồn từ truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của Bánh chưng.

Nhiều người đã từng bảo rằng bánh chưng có hình dáng thật đặc biệt, không lẫn vào bất cứ loại bánh nào. Những chiếc bánh có hình vuông, 4 cạnh rõ rệt, được buộc bởi những dây lạt rất chắc chắn. Với ý nghĩa thể hiện tình đoàn kết và sự gắn bó của các thành viên trong gia đình. Sự gắn kết của đại đoàn thể dân tộc Việt Nam. Đây quả là một kiến thức thú vị phải không các bạn! Vừa là một loại bánh ăn dân dã vừa mang thật nhiều ý nghĩa cao quý.

bánh chưng ngày tết
Bánh chưng ngày Tết. Nguồn: Internet
  • Cách làm món bánh chưng truyền thống

Bánh chưng được làm từ nếp, đậu xanh, thịt heo,…Tùy vào từng loại bánh mà người dân có thể có cách kết hợp loại nhân khác nhau. Vỏ bánh được làm từ nếp ngự trắng ngần thơm ngon. Nhiều người cho rằng khi nếp là sự tượng trưng cho nền nông nghiệp lúa nước của dân tộc. Cũng chính từ nền nông nghiệp đã nuôi nấng biết bao nhiêu thế hệ. Với sự phát triển của xã hội ngày nay người dân có thể biến tấu vỏ bánh thành nhiều màu sắc bắt mắt như màu tím của lá cẩm, trông thật đẹp. Bánh chưng được gói bằng lá dong hoặc lá chuối, và được buộc bằng những sợi dây lạt. Tạo nên một chiếc bánh có hình vuông đẹp mắt. Chiếc bánh tuy đơn giản nhưng là một biểu tượng đẹp trong Tết của người Việt Nam ta.

cách gói bánh chưng ngày tết
Cách gói bánh chưng. Nguồn: Internet
  • Bánh chưng thường được ăn kèm với gì?

Bánh chưng khi ăn sẽ được cắt thành từng miếng nhỏ bởi dây lạt gói bánh. Vừa tiện lợi vừa không dính dao. Bánh chưng thường được ăn kèm với các món dưa món như: củ kiệu dầm nước mắm, củ cải chua ngọt hay món dưa giá dân dã ở miền Bắc. Tất cả những hương vị ấy hòa quyện vào nhau, ôi mới ngon mê ly làm sao?

2.2. Bánh tét trong Tết của người miền Nam

  •  Ý nghĩa của những đòn bánh tét xanh tươi ngày Tết

Nếu như miền Bắc có món bánh chưng thì miền Nam không thể nào vắng bóng được món bánh tét trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Không chỉ mang ý nghĩa lịch sử, đòn bánh tét còn tượng trưng cho hình ảnh người mẹ bao bọc lấy các con. Vì thế, bánh tét như là một lời nhắc khéo léo về công sinh thành của cha mẹ trong ngày đầu năm. Để mỗi người con luôn biết hiếu thảo với đấng sinh thành nhiều hơn để mai sau không hối tiếc.

bánh tét trong ngày tết nguyên đán
Bánh tét cổ truyền của dân tộc. Nguồn: Internet
  • Cách làm món bánh tét cổ truyền của dân tộc

Nói về nguyên liệu thì có lẽ giữa bánh tét và bánh chưng có nét tương đồng với nhau. Cả hai loại bánh này được làm từ nếp ngự, đậu xanh và thịt lợn. Tuy nhiên chỉ khác hình dáng nên mỗi loại bánh mang mỗi cái tên và ý nghĩa khác nhau.

Vỏ bánh tét được làm từ nếp ngự tròn vo, thơm phức và trắng ngần. Ở các tỉnh miền Tây như An Giang, Hậu Giang, họ hay biến tấu lớp vỏ bánh tét thành nhiều màu sắc khác nhau. Như màu tím của lá cẩm, hay màu xanh tươi từ lá dứa,…Những màu sắc ấy góp phần cho món bánh dân dã này nổi bật hơn trong mâm cỗ ngày Tết của dân tộc. 

Bánh tét được gói từ lá dong xanh mơn mởn. Ở một số gia đình dùng lá chuối để gói bánh. Bánh được buộc lại bởi dây lạt, với ý nghĩa mong muốn các thành viên trong gia đình luôn đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

nguyên liệu làm bánh tét truyền thống
Nguyên liệu làm bánh tét. Nguồn: Internet
  • Làm sao để thưởng thức món bánh Tét ngon nhất?

Bánh tét có hình trụ dài, khi cầm đem đến cảm giác rất chắc tay. Khi ăn, bạn bóc lớp vỏ bánh phía ngoài sau đó cắt thành từng khoanh tròn đẹp mắt. Giống như bánh chưng, bánh tét được thưởng thức trọn vị nhất khi được ăn kèm với các món muối ngày tết. Như: củ kiệu dầm nước mắm, củ cải dầm chua ngọt, cà pháo chua ngọt,…Bạn cũng có thể ăn bánh tét chiên cũng rất thú vị. Ở một số nơi, khi cắt bánh bạn có thể tháo hết lớp lá bên ngoài rồi sợi chỉ để thay thế dao cũng rất tiện lợi, bánh khi được cắt ra vừa đẹp mắt vừa không làm bẩn dao.

thưởng thức bánh tét kèm với dưa muối
Thưởng thức bánh tét cùng với dưa muối ngày Tết. Nguồn: Internet

2.3. Bánh in 

  •  Ý nghĩa của những chiếc bánh in trong ngày Tết

Trong mỗi loại bánh ngày Tết đều chứa đựng một câu chuyện dài rất thú vị về nguồn gốc ra đời. Từ thời nhà Nguyễn, bánh in được xem là một loại bánh cao quý, dùng để dâng vua uống trà vào dịp Tết Nguyên Đán. Món ăn này vừa giàu chất dinh dưỡng vừa mang ý nghĩa chúc vua trường thọ. Nên dần dần nó trở thành một loại bánh đặc sản của người dân xứ Huế.

bánh mứt ngày tết - bánh in
Bánh in – Hương vị tết đậm đà xứ Huế. Nguồn: Internet
  • Cách làm món bánh in của người dân xứ Huế

Bánh in là một trong những loại bánh dân gian. Nên nguyên liệu để làm nên nó hết sức dân dã, hiện diện trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Chúng được làm từ đậu xanh, bột nếp, bột năng và đường. Bạn cũng có thể cho thêm gừng thái nhỏ vào trong nhân bánh để làm cho bánh thêm thơm nhé. Để tăng thêm tính thẩm mỹ người dân đã làm ra những chiếc khuôn với đủ hình dạng. Như hình cá, phượng hoặc chữ phúc, lộc, thọ để đổ bánh in vào đúc. Món bánh in được coi như là món ăn tinh thần ở xứ Huế mộng mơ này.

bánh in xứ Huế
Bánh in với nhiều hình dạng khác nhau. Nguồn: Internet

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, món bánh in thời ấy ít nhiều cũng được người dân biến tấu và cải tiến. Tuy nhiên, thành phần chính của chúng vẫn không thể nào thiếu đi bột năng, đậu xanh và đường. Món ăn ngọt này sẽ trọn vị hơn khi bạn dùng chung với trà. Vị đắng chát của trà kết hợp với vị ngọt thanh của bánh, chắc chắn sẽ làm bạn nhớ mãi đấy!

2.4. Bánh đậu xanh 

  •  Ý nghĩa của món bánh đậu xanh

Cũng như những loại bánh đặc sản khác, bánh đậu xanh không chỉ có hương vị thơm ngon mà nó còn chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Món bánh này trước đây được dùng để dâng lên Vua Bảo Đại trong một lần đến Hải Dương, với ý nghĩa chúc vua trường thọ.

bánh đậu xanh ngày tết
Bánh đậu xanh ngày Tết. Nguồn: Internet
  • Làm sao để tạo ra những chiếc bánh đậu xanh vàng ươm và thơm phức?

Với cái tên bánh đậu xanh, chắc hẳn bạn đã đoán được nguyên liệu chính để làm nên món này là gì rồi! Loại bánh thơm ngon này được làm từ đậu xanh, đường. Để tăng thêm hương vị của bánh, người dân còn cho thêm hương nhài, hương hoa cúc để làm cho bánh thêm hấp dẫn. Đây vốn là món ăn dân dã của người dân hải dương nói riêng và người miền Bắc nói chung. Tạo nên nét đẹp trong làng ẩm thực Việt Nam.

Đặc điểm chung của các loại bánh ngày Tết là vị ngọt. Để làm cho người ăn khỏi ngán, bạn có thể nhịp nhàng kết hợp uống nước chè khi thưởng thức món bánh này. Chắc chắn sẽ giảm bớt vị ngọt trong bánh và tăng thêm hương thơm, kích thích vị giác người ăn đấy.

bánh đậu xanh vàng ươm
Bánh đậu xanh được thưởng thức với nước chè. Nguồn: Internet

2.5. Đón Tết cổ truyền cùng bánh ít lá gai trong văn hóa của người Bình Định 

  • Ý nghĩa của món bánh ít truyền thống

Có lẽ bạn đã từng nghe câu thơ này:

“Muốn ăn bánh ít lá gai

Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi”

Đúng thế, bánh ít lá gai là một món ăn đặc sản của vùng đất Bình Định mà được rất nhiều người yêu thích. Món bánh dần đã trở thành một món bánh quen thuộc trong những ngày Tết âm lịch ở nước ta. Với hình dáng giống như Tháp Chàm rất đẹp mắt. Món bánh này còn có nguồn gốc từ thời vua Hùng. Người con gái út đã sáng tạo nên loại bánh này dựa vào món bánh chưng và bánh dày của hai người anh của mình và dâng lên vua cha. Vua Hùng đã rất thích và đặt tên là bánh ít, tựa như người con gái út ít của Vua.

bánh mứt ngày tết - bánh ít lá gai
Bánh ít lá gai. Nguồn: Internet
  • Cách làm nên món bánh ít

Nguyên liệu để làm bánh ít lá gai rất đơn giản và quen thuộc. Vỏ bánh được làm từ bột nếp,lá gai. Nhân bánh được chế biến từ đậu xanh xay nhuyễn, dừa bào sợi mỏng, đậu phộng. Tùy theo sở thích mà người làm có thể biến tấu thành nhiều loại nhân khác nhau. Khi làm xong bánh được gói bằng lá ít tươi xanh. Bánh có hình tháp trông rất đẹp mắt và ấn tượng. 

Vào những ngày lễ Tết bánh ít được người dân thưởng thức chung với nước trà để nhâm nhi, hàn huyên tâm sự cùng với bạn bè, người thân. Hoặc bạn cũng có thể thưởng thức riêng bánh ít để cảm nhận trọn vị thơm ngon, dẻo dai và báu ngậy của nhân bánh. Hương vị ấy chắc chắn sẽ không lẫn vào đâu các bạn ạ!

bánh ít lá gai bình định
Bánh ít lá gai được xếp thành hình tháp đẹp mắt. Nguồn: Internet

2.6. Bánh thuẫn 

  • Sự hiện diện của bánh thuẫn mang ý nghĩa gì?

Bánh thuẫn là một món ăn đặc sản của người miền Nam. Bánh tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Nên mới có tên là thuẫn, thuẫn trong hậu thuẫn. Món bánh này đã quá quen thuộc với người dân Nam bộ. Chúng hiện diện trong các mâm cỗ giỗ cúng ông bà tổ tiên và tất nhiên không thể vắng mặt trong dịp Tết Nguyên Đán của dân tộc.

bánh thuẫn
Món bánh thuẫn dân dã của người miền Nam. Nguồn: Internet
  • Cách làm món bánh thuẫn

Món bánh này vô cùng đơn giản. Được làm từ bột bình tinh hoặc bột mì trộn với trứng gà, đường và vani. Cùng một chút dầu ăn tạo mùi hương thơm nức mũi cuốn hút mọi thực khách mà cách làm bánh ngày Tết này cũng vô cùng đơn giản. Bất kỳ ai đã từng thưởng thức bánh thuẫn đều không thể quên được hương vị đặc trưng này.

cách làm bánh thuẫn
Cách làm bánh thuẫn. Nguồn: Internet

Bánh thuẫn thường được dùng chung với nước chè, hoặc trà Thái Nguyên. Vị ngọt của bánh kết hợp vị vị chát chát thơm thơm của trà chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng đấy. 

2.7.  Bánh phu thuê ngày Tết 

  • Ý nghĩa của bánh phu thê

Bánh phu thuê hay còn được gọi với tên gọi khác là xu xê. Đây là một món ngon đặc sản của xứ sở ca dao Quan họ – Bắc Ninh. Bánh luôn có mặt trong các dịp cưới hỏi và dịp Tết âm lịch của nước ta. Sở dĩ như thế là vì chúng mang trong mình rất nhiều ý nghĩa cao quý. Bánh phu thuế tượng trưng cho sự thủy chung son sắt của tình vợ chồng thiêng liêng. Không những thế loại bánh này còn mang ý nghĩa cho sự hòa hợp giữa người với người, giữa trời với đất và sự cầu mong mưa thuận gió hòa. Chính vì thế mà trong dịp lễ Tết người dân địa phương rất hay trưng món này để dâng ông bà tổ tiên. Một loại bánh vô cùng cao quý phải không các bạn?!

bánh phu thuê
Bánh phu thuê. Nguồn: Internet
  • Cách làm ra món bánh phu thê thơm ngon, béo ngậy

Bánh phu thuê được làm từ nguyên liệu rất mộc mạc và dễ kiếm. Tuy bánh được làm từ nguyên liệu rất dễ kiếm nhưng khi làm bánh đòi hỏi người làm phải rất khéo léo và cẩn thận. Khéo từ khâu làm vỏ bánh, nhân bánh cho đến gói bánh. Bánh được gói bằng hai thứ lá. Bên trong là lớp lá chuối chống dính, ngoài cùng lá lớp lá dừa mộc mạc. Vỏ bánh được làm từ bột gạo xay nhuyễn. Nhân bánh được làm từ đậu xanh thơm phức, béo ngậy. Đậu xanh được đem đi hấp cách thủy rồi sau đó được xay nhuyễn. Để tăng thơm mùi vị cho bánh, người làm còn cho thêm vừng đen và dừa sợi thái sợi mỏng để tăng thêm vị béo ngậy, sừng sựt cho bánh.

Phần vỏ bánh tuy mỏng manh nhưng ôm trọn nhân đậu xanh bên trong. Thể hiện được sự ôm ấp, chở che ấm áp của tình nghĩa phu thuê sắt son, ấm nồng. Không những vậy, bánh còn mang triết lí về ngũ hành độc đáo, tinh tế. Thông qua 5 màu của bánh: trắng, xanh, đen, vàng, đỏ. Chính vì những điều này đã tạo nên ý nghĩa sâu sắc cho món bánh cổ truyền dân tộc này.

bánh phu thuê ngày tết
Bánh phu thuê ngày Tết. Nguồn: Internet

Bánh phu thuê nên được thưởng thức sau khi ăn no, dùng bánh để làm món tráng miệng. Ăn miếng bánh, uống một ngụm trà nóng, cùng nhau hàn huyên tâm sự, gắn kết tình thân.

2.8. Mứt dừa 

  • Ý nghĩa của mứt dừa trong Tết của người Việt

Mứt dừa trong ngày Tết truyền thống không những thơm ngon, ngọt bùi. Mà còn mang ý nghĩa quây quần, sum vầy hạnh phúc cho cả gia đình, bạn bè trong năm mới.

mứt dừa đẹp mắt
Mứt dừa ngày Tết. Nguồn: Internet
  • Cách làm món mứt dừa thơm ngon

Có thể nói mứt dừa là món ăn rất phổ biến trong ngày Tết. Nhất là ngày Tết của người miền Nam. Trên cả nước có rất nhiều nơi trồng dừa nhưng không đâu ngon và ngọt bằng những quả dừa Bến Tre. Món mứt dừa được nhiều nhà ưa chuộng không chỉ vì chúng dễ làm mà còn phù hợp với mọi lứa tuổi. 

cách làm mứt dừa ngày tết
Hướng dẫn cách làm mứt dừa ngày Tết. Ảnh: Internet

Để làm nên món mứt dừa thơm ngon thì bạn phải lựa chọn nguyên liệu đầu vào thật kĩ, chế biến sạch. Khi sên mứt phải để lửa vừa, cho đường thấm đều vào dừa. Chính vì thế mới tạo nên món mứt hoàn hảo. Mứt dừa mang hương vị thanh ngọt, beo béo của dừa, được phủ thêm lớp đường cát trắng càng tăng thêm độ ngon và kích thích vị giác cho người ăn. 

  • Mứt dừa và sự phát triển theo thời gian

Với sự phát triển của xã hội, món mứt dừa cũng trở nên đa dạng hơn. Cũng cùng một nguyên liệu nhưng với đôi tay khéo léo của người phụ nữ Việt Nam thì họ có thể chế biến ra nhiều kiểu dáng khác nhau. Nếu như trong truyền thống mứt dừa có màu trắng, được thái thành sợi dài. Thì ngày nay chúng được phủ lên mình nhiều màu sắc khác nhau như xanh dứa, vị cam của cà rốt, hay màu tím của lá cẩm,…Và được cắt thành hình vuông mà người ta thường hay gọi là hạt lựu.

Nếu như một người sành ăn, thì bạn không nên bỏ qua cách thưởng thức mứt dừa với trà. Mứt dừa sẽ càng thêm ngon và đậm vị hơn khi được thưởng thức chung với trà lài, trà Thái Nguyên thanh mát. Chắc chắn hương vị sẽ làm bạn nhớ mãi đấy.

mứt dừa với nhiều hình dạng khác nhau
Mứt dừa được thưởng thức với trà. Nguồn: Internet

2.9. Mứt hạt sen 

  • Ý nghĩa của mứt hạt sen

Mứt hạt sen không những là một món ăn bổ dưỡng và độc đáo mà nó còn mang ý nghĩa tượng trưng cho năm mới sum họp, con cháu đầy đàn. Một ước mơ của mọi gia đình, của mọi thời đại.

  • Cách làm món mứt hạt sen thơm lừng, bổ dưỡng

Có thể nói hạt sen có rất nhiều công dụng và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Và tất nhiên bạn không thể bỏ qua món mứt hạt sen trong dịp Tết Nguyên Đán. Mứt hạt sen hay còn được gọi là mứt hạt sen trần. Là món ăn rất nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội. Nhờ vào hương vị thanh tao, trang nhã mà nó trở thành món ăn được săn đón hàng đầu mỗi dịp Tết đến xuân về.

mứt hạt sen ngày tết
Mứt hạt sen ngày Tết. Nguồn: Internet

Để chế biến món mứt hạt sen thành công thì bạn phải trải qua rất nhiều bước. Mỗi bước yêu cầu một tiêu chuẩn khác nhau. Đầu tiên, bạn phải lựa chọn hạt sen thật kĩ, hạt sen phải tươi, có kích thước đồng đều, không bị sâu, thâm đen. Khi chế biến, bạn hấp hạt sen thật kĩ nhưng không được quá chín, sẽ làm cho sen bị nhão, nát, gây mất thẩm mỹ cho món ăn.

Khi sên mứt, người làm cần phải sên thật đều tay, sên liên tục và kiên nhẫn, không được nóng vội. Vì có làm như thế đường mới hòa quyện hết vào từng hạt. Khi ăn người thưởng thức mới nếm được trọn vị hương thơm và vị ngon tao nhã vốn có của sen. 

Mứt sen được thưởng thức ngon nhất khi dùng chung với một số loại trà hoa như: trà hoa cúc, trà nhài, trà hoa hồng,…Sự ngọt liệm, thanh thanh, beo béo của sen kết hợp với hương thơm thanh tao của trà chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

mứt hạt sen và trà
Mứt hạt sen được thưởng thức chung với trà nóng. Nguồn: Internet

2.10. Mứt gừng 

  • Ý nghĩa của những miếng mứt gừng

Mứt gừng được ưa thích bởi hương vị thơm ngon đặc trưng và vị nồng ấm. Vì thế mứt gừng có ý nghĩa cho một cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc trong năm mới. Món mứt gừng được nhiều người ưa thích bởi vì tính ấm và cay nồng nhè nhẹ mà chỉ có mứt gừng mới có thể mang lại. Vào trời lạnh, ngậm một miếng mứt gừng giúp cơ thể thêm ấm và hệ tiêu hóa được thực hiện tốt hơn. Không những thế gừng còn giúp cơ thể ngăn ngừa được một số bệnh ung thư quái ác nữa đấy.

mứt gừng ngày tết
Mứt gừng ngày Tết. Nguồn: Internet
  • Cách làm nên món mứt gừng dai giòn và thanh ngọt

Để làm nên món mứt gừng dai giòn, cay nồng và thanh ngọt. Bạn nên chế biến thật kĩ và tỉ mĩ. Từ khâu chọn gừng, bạn phải chọn loại gừng sẻ, có kích cỡ trung bình, thái mỏng và ngâm với nước vôi trong cho gừng thêm săn cứng và có độ trong. Sau đó bạn ngâm gừng với đường, để cho đường tan chảy và ngấm hết vào gừng thì bắt đầu sên thành mứt. Khi sên bạn phải thực hiện ở lửa vừa, sên thật liên tục và đều tay để đường được thấm đều và không bị cháy. sên đến khi đường kết tinh thành lớp mỏng bám quanh gừng và ráo hết nước đường hoàn toàn là thành công bạn nhé.

Mứt gừng có tính ấm và mang vị cay nồng nhẹ sẵn nên khi ăn mứt bạn có thể dùng chung với nước chè hoặc trà ở nhiệt độ nóng hay lạnh tùy thích. Tuy nhiên ngon nhất vẫn là dùng chung với nước trà nóng, vừa nhâm nhi miếng gừng vừa uống một ngụm trà nóng thì còn gì bằng nhỉ.

mut gung duoc thuong thuc voi tra
Mứt gừng được thưởng thức cùng trà nóng. Nguồn: Internet

2.12. Mứt đậu phộng 

  • Ý nghĩa của mứt đậu phộng

Trong cuộc sống thường ngày, đậu phộng được biết đến như một món ăn vặt và chất hỗ trợ để tăng thêm hương vị cho một số món ăn. Người miền Bắc thường ăn đậu phộng luộc hoặc rang. Khi ăn có thể nhâm nhi thêm một ngụm rượu nóng (đối với đàn ông), để tăng thêm hương vị cho món ăn.

Vào dịp Tết, món ăn dân dã ấy được chế biến thành món mứt thơm ngon, lạ mắt. Mứt đậu phộng là biểu hiện của sự trường thọ. Thường xuyên ăn đậu phộng có thể giúp bạn bồi bổ cơ thể tốt. Cung cấp hàm lượng chất béo và chất xơ cao cho cơ thể. Đồng thời còn tăng khả năng nhớ của bộ não và rất tốt cho tim mạch nữa đấy.

mứt đậu phộng ngày tết
Mứt đậu phộng ngày Tết. Nguồn: Internet
  • Cách làm món mứt đậu phộng thơm ngon

Giống như bao loại mứt khác, mứt đậu phộng được chế biến khá kĩ và nhiều công đoạn. Khi làm mứt, bạn nên chọn loại đậu tươi, có kích thước to, không bị sâu hay thâm đen. Bạn rửa chúng thật sạch và ngâm với nước vôi trong để làm cho hạt đậu được săn cứng và giòn hơn. Sau đó bạn đem đậu phộng ngâm với đường. Đợi đường tan hết thì bắt đầu sên. Khi sên phải để lửa thật nhỏ, sên thật đều tay, cho đường thấm đều và kết tinh hết đậu thì bạn mới tắt bếp nhé. Mứt đậu phộng với màu trắng ngần của đường bọc ngoài, bùi bùi của nhân đậu phộng bên trong đem đến hương vị thú vị.

cách làm mứt đậu phộng- bánh mứt ngày tết
Cách làm mứt đậu phộng. Nguồn: Internet

Mứt đậu phộng thường được người ăn dùng chung với trà nóng, hoặc bạn có thể ăn không để thưởng thức trọn vẹn hết vị báu ngọt mà đậu phộng mang lại.

2.13. Mứt quất 

  • Ý nghĩa của món mứt quất truyền thống

Quất là loại cây thuộc họ hàng với cam bưởi. Thường sai trúng vào dịp Tết nguyên đán. Khi quả chín, quất có màu vàng ươm rất đẹp mắt. Chính vì thế được rất nhiều gia đình chọn trưng cảnh chơi tết. Với sự cầu mong một năm an khang thịnh vượng và phát tài.

mứt quất ngày tết
Mứt quất vàng óng. Nguồn: Internet

Quả quất có hương rất thơm, ăn vàng có vị chua chua ngọt ngọt rất ngon. Chính vì thế nhiều chị em phụ nữ đá khéo léo chế biến loài quả này thành mứt để dùng trong dịp tết. Mứt quất có ý nghĩa mang lại vận may, sự an lành và thịnh vượng cho năm mới. Không những thế mứt quất có màu vàng óng ánh rất đẹp nên rất yêu chuộng để chọn trưng vào dịp Tết nguyên đán. 

  •  Cách chế biến mứt quất thành công

Mứt quất có cách chế biến khá đặc biệt so với loại mứt khác. Để làm mứt quất thành công bạn phải sơ chế nguyên liệu thật kĩ. Ngâm quất vào nước muối qua đêm để chúng bớt đi vị the của vỏ. Sau đó bạn ép quất thành hình cánh và lấy hạt. Để thật ráo và bắt đầu sên. Khi sên các bạn chú ý thật đều tay và cẩn thận để mứt thấm đều đường nhé.

Mứt quất không những ngon mà còn đem lại nhiều công dụng nữa đấy. Mùa xuân thời tiết chuyển trời, khí hậu se se lạnh. Còn gì tuyệt vời hơn nếu bạn dùng một ít mứt này để tránh bệnh cảm lạnh, hay ho. Đồng thời mứt còn kích thích được khả năng tiêu hóa và giúp bạn cảm thấy ăn ngon miệng. Vào những ngày đầu xuân tiết trời se lạnh. Dùng một ít loại mứt này cùng trà nóng để làm ấm cơ thể. Bạn sẽ tránh được bệnh cảm ho, cũng như được kích thích tiêu hoá và cảm thấy ngon miệng hơn.

các bước làm mứt quất
Các bước làm mứt quất. Nguồn: Internet

Mứt quất là món ăn khá ngon và độc đáo. Món ăn ấy sẽ rất hoàn hảo nếu được thưởng thức kèm với nước trà nóng. Khi ngậm một miếng mứt quất vào miệng để thưởng thức, cái vị ngòn ngọt, the the, tê tê ngay từ khi chạm vào đầu lưỡi như tạo một cảm giác ấm nồng giữa tiết trời xuân se lạnh. Vị chát chát, thơm thơm của trà nồng lên tới mũi, làm cho ai thưởng thức khó mà quên đi hương vị ấy, cảm giác ấy. 

2.14. Mứt cà rốt dẻo thơm ngon ngày Tết

  • Ý nghĩa của mứt cà rốt dẻo trong ngày Tết Nguyên Đán

Với màu đỏ cam đẹp mắt, mứt cà rốt mang ý nghĩa của sự may mắn, an khang thịnh vượng cho năm mới. Không những thế cà rốt còn chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể như vitamin A, vitamin C.Giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa tốt nên được các bà nội trợ rất yêu thích trong dịp tết nguyên đán.

mứt cà rốt dẻo
Đón Tết cùng món mứt cà rốt thơm ngon. Nguồn: Internet
  • Cách làm món mứt cà rốt

Cà rốt có tính cứng, giòn sẵn nên khi làm mứt chúng sẽ trông rất đẹp mắt. Có những điểm lưu ý khi làm mứt cà rốt là khi sơ chế không được đun cà rốt quá lâu sẽ làm cho cà rốt bị nát và nhão. Đồng thời, để tăng thêm tính thẩm mỹ cho món mứt. Bạn có thể tỉa chúng thành những hình bông lạ mắt. Nếu bạn là người thích ăn nhiều hương vị khác nhau. Bạn có thể linh hoạt tạo màu cho mứt nước ép của các loại rau củ như sâm dứa, củ dền hay sữa đặc hoặc sữa tươi đều được nhé.

cách làm mứt cà rốt ngày tết- bánh mứt ngày tết
Cách làm mứt cà rốt. Nguồn: Internet

3. Hộp đựng bánh mứt ngày Tết

3.1. Dành cho gia đình

Vào dịp Tết ai cũng mong muốn gia đình mình được chỉnh chu và đẹp đẽ. Một trong những điều góp phần làm cho mâm cỗ bánh tết thêm đẹp đó là khay đựng bánh mứt ngày tết cho cả nhà. Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều loại hộp đựng bánh mứt tết khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên dùng loại hộp được làm từ nhựa thân thiện với môi trường và thủy tinh để dễ vệ sinh hộp thường xuyên nhé!

khay đựng bánh mứt gia đình
Khay đựng bánh mứt cho gia đình. Nguồn: Internet

3.2. Dành cho tặng biếu người thân, bạn bè

Đối với ngày Tết cổ truyền của dân tộc, những người phụ nữ Việt Nam ta hay có truyền thống làm mứt Tết để biếu bạn bè, người thân. Ông bà ta có câu “của cho không bằng cách cho”, quả đúng như vậy! Cũng cùng một miếng bánh, miếng mứt nhưng nếu được đựng trong hộp chỉnh chu thì nhìn nó lịch sự và sang trọng đúng không các bạn?!

hộp bánh mứt biếu tặng
Hộp bánh mứt biếu tặng cho người thân, bạn bè. Nguồn: Internet

4. Mâm bánh mứt ngày Tết

Mâm bánh mứt ngày tết rất đa dạng. Tùy vào từng gia đình và sở thích của mỗi người mà có mâm bánh mứt Tết khác nhau. Tuy nhiên, ở họ thường có điểm chung là thường chưng một mâm bánh mứt có 5 loại với 5 màu sắc khác nhau. Những màu sắc được đi kèm với nhau là đỏ, vàng, xanh lá, trắng, cam. Đây được xem như là một triết lý trong ngũ hành. Tượng trưng cho sự may mắn, an khang thịnh vượng và đủ đầy cho năm mới.

mâm bánh mứt ngày tết đẹp
Mâm bánh mứt ngày Tết. Nguồn: Internet

5. Những lưu ý khi sử dụng bánh mứt ngày Tết

  • Mặc dù bánh mứt ngày Tết được rất nhiều người yêu thích nhưng các bạn cũng không nên quá lạm dụng chúng. Bởi vì, bánh mứt thường chứa nhiều đường, có tính ngọt cao nên khi ăn quá nhiều sẽ làm cho cơ thể bị nóng, nổi mụn. Khi ăn nhiều sẽ làm cho cơ thể có cảm giác đầy hơi và không đói. 
  • Một lưu ý nữa, khi dùng bánh mứt Tết bạn nên bảo quản đúng cách. Khi dùng xong phải nhớ bảo quản kĩ, tuyệt đối không được dùng mứt khi đã chảy nước, có dấu hiệu ẩm mốc. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, dẫn đến một số hệ lụy như tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm,…

Bánh mứt ngày tết có lẽ đã trở thành kỉ ức đẹp đẽ trong mỗi chúng ta. Chỉ mỗi dịp Tết đến xuân về thì khay kẹo mứt bánh lại trở nên ngọt ngào và ý nghĩa đến vậy. Trước là để đãi khách đến chơi, sau là để cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức. Những đứa trẻ mắt cứ long lanh và sáng lên chờ ngày đi chơi Tết. Dulichvang.com.vn tin rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có cái nhìn ấn tượng hơn về các loại bánh mứt ngày tết cổ truyền của dân tộc ta. Để đâu đó sau này khi già đi, những kỉ niệm bạn có được ở tuổi trẻ chính là những ngày Tết sum vầy, an nhiên này.

Na Na tổng hợp